Return to site

Ăn dặm là gì? Kiến thức căn bản để bắt đầu hành trình cho con ăn dặm!

March 24, 2023
  • Thời điểm ăn dặm là một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với bất cứ một đứa trẻ nào, không chỉ giúp các bé bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có thể hình thành cho bé thói quen và kĩ năng ăn uống sau này nữa. 
  • Hiện này rất phổ biến các phương pháp ăn dặm như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW, các bà mẹ có thể áp dụng bất cứ kiểu nào cho con cũng được tuy nhiên trước đó cần trang bị các kiến thức căn bản về ăn dặm là gì để đồng hành với con trong giai đoạn này. Hãy cùng Babyparadise tìm hiểu kỹ hơn về ăn dặm cho trẻ qua bài biết dưới đây nhé.
  • Tham khảo thêm: Cách chọn sữa công thức phù hợp với trẻ

I. Ăn dặm là gì?

1. Giới thiệu chung

Babyparadise lưu ý: 

  • Ăn dặm là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (chế độ ăn dạng lỏng) sang chế độ có thức ăn dạng sệt, tới dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. 
  • Thông thường các bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho tới 1 tuổi. Khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ hoàn toàn các chất dinh dưỡng cần thiết, chính vì thế lúc này bé cần bổ sung thêm các thức ăn khác như bột ăn dặm, cháo, rau, hoa quả.. (dặm có nghĩa là thêm vào bên cạnh sữa mẹ cho bé). 
  • Ăn dặm là một quá trình khá gian nan và thú vị đối với cả mẹ và bé. Đó là một tiến trình chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau cùng là dạng miếng. Vì thế bạn không thể vội vã, phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích ứng dần. Các mẹ có thể tham khảo thêm các công thứ cho những ngày đầu bé ăn dặm 4-6 tháng để đa dạng thêm thực đơn cho bé.

2. Tác hại của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Babyparadise lưu ý:

  • Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi bé mới được 3 - 4 tháng, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
  • Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.
  • Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
  • Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.
  • Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ
  • Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu...

3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Babyparadise lưu ý:

  • Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiềuThời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 - 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 - 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
  • Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa...
  • Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặcNên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 - 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.
  • Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinhThời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 - 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.

4. Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm

Babyparadise lưu ý:

  • Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu, không thể tải quá 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.
  • Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
  • Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt: Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn.
  • Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải...
  • Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày trẻ phải hoạt động quá sức.

II. Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Babyparadise lưu ý: 

    • Không nên cho bé ăn dặm quá sớm: Nhiều mẹ nôn nóng nên cho bé ăn quá sớm, hoặc vì thấy bé nhẹ cân cũng quyết định cho bé ăn dù chưa đủ 6 tháng. Thời điểm này hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ, nếu mẹ cố gắng cho bé ăn sớm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé sau này.
    • Cho bé ăn dặm trễ cũng dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe: Một số mẹ lại cho bé ăn quá trễ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé, do giai đoạn này bé cần nhiều nguồn dinh dưỡng phong phú để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển thể chất của mình. Lúc này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển nữa nên việc bổ sung thêm thực phẩm ăn dặm là rất cần thiết.

    • 6 tháng tuổi: Trẻ được khoảng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp mà bạn có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Bởi vì ở giai đoạn này, bé đã hoạt động nhiều hơn trước, cơ thể cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Do đó, sữa mẹ không thể cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt đó. 
    • Khi bé chóp miệng như muốn ăn: Đặc biệt, khi nhìn thấy người lớn ăn thì bé chóp chép miệng như muốn ăn. Điều này cho thấy, bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt. Cho nên, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu trẻ bị ốm hoặc mệt, bạn có thể lùi lại thời điểm ăn dặm cho đến khi bé thực sự khỏe khoắn. 

    III. Lợi ích của việc cho bé ăn dặm

    Babyparadise lưu ý: 

      • Giảm thiểu vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ: 6 tháng là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tương đối hoàn thiện. Khi cho bé ăn dặm ở thời điểm này, con sẽ có thể tiêu hóa những thức ăn khác ngoài sữa mẹ, giảm được tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

      • Giúp bé chủ động trong việc ăn uống: Thời điểm >6 tháng, trẻ đã có kĩ năng ngồi, nhai, nuốt, cầm nắm…, lúc này cho con ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy chủ động hơn trong việc ăn uống. Tạo cho con hứng thú với bữa ăn và tự chủ trong mỗi bữa ăn. 
      • Trẻ không bị thiếu máu thiếu sắt: Việc bổ sung sắt hoặc thực phẩm bổ sung sắt khi < 6 tháng làm giảm hiệu quả hấp thu sắt ở trẻ. 

       

      • Giảm nguy cơ béo phì trong tương lai: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cho con ăn dặm khi 6 tháng, trẻ sẽ có ít nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ được ăn dặm quá sớm. 
      • Giúp mẹ duy trì nguồn sữa: Khi mẹ bổ sung thêm sữa công thức hay thức ăn dặm vào khẩu phần ăn của trẻ, là mẹ đang thay thế sữa mẹ trong chế độ ăn của trẻ, khiến trẻ bú mẹ ít đi và đây là nguyên nhân gây giảm lượng sữa mẹ. 
      • Bé ăn hợp tác hơn: Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể cần sẽ khiến trẻ có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tình trạng chán ăn, kén ăn.

      • Giảm thiểu nguy cơ dị ứng thực phẩm: Cho đến khi được 4 – 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới chỉ ở trạng thái “đường ruột mở” – trạng thái đường ruột để bé có thể tiêu hóa sữa mẹ nhanh nhất. Không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, trực tiếp hấp thụ và đi vào máu.

        Các protein từ thực phẩm dễ gây dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập, khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau nếu mẹ cho con ăn dặm sớm.

      Babyparadise tóm lại: Chính vì những lợi ích cho lớn kể trên, các mẹ hãy cho bé ăn dặm đúng thời điểm, để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé

      IV. Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa

      1. Bé thường xuyên quấy khóc, đói

      Babyparadise lưu ý: 

        • Khi mới sinh ra được 2 - 3 tháng cứ khoảng 2 - 3 giờ là mẹ có thể cho bé bú 1 lần. Thế nhưng khi được 6 tháng trở đi, bé đã lớn và nhu cầu bổ sung thức ăn cũng cao hơn. Do vậy mẹ sẽ thấy bé thường xuyên đói hoặc khi vừa bú xong vẫn đòi thì rất có thể bé đang bắt đầu muốn ăn dặm để no lâu hơn. 
        • Bé mất ngủ liên tục, khóc và đòi ăn đêm nhiều có thể là dấu hiệu cho các mẹ biết rằng trẻ cần bổ sung thêm thực phẩm để không bị cơn đói ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

        2. Bé dễ mất ngủ

        Babyparadise lưu ý: 

          • 2 - 3 tháng đầu đời các bé thường có nhu cầu ăn đêm rồi thưa dần. Khi bé được 6 tuổi nhu cầu ăn đêm của bé lại hình thành trở lại. Có lẽ điều này đã khiến cho bé và mẹ mất ngủ trong nhiều đêm liền. 
          • Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy các bé cần được ăn dặm, cần được bổ sung nhiều thực phẩm hơn. Cơ thể của bé lúc này muốn được bổ sung các nguồn dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ để không bị đói và thức giấc giữa đêm.

          3. Ánh mắt đòi ăn

          Babyparadise lưu ý: 

            • Mỗi lần chuẩn bị nấu ăn hay đang dùng bữa cùng cả nhà, bạn cảm thấy như có ai đó đang theo dõi? Không ai khác, đó chính là ánh mắt thèm thuồng của nhóc nhỏ trong nhà. Bất cứ một cử động nào của mẹ trong lúc ăn uống đều được bé theo dõi rất nhiệt tình. Lúc này, mẹ có thể sẽ cảm thấy rất tội nghiệp cho con vì thèm nhưng không ăn được gì. Dấu hiệu này cũng đáng để lưu ý mẹ nhé!

            4. Bắt chước khẩu hình nhai của người lớn

            Babyparadise lưu ý: 

              • Miệng trẻ sẽ bắt chước nhai nhóp nhép khi thấy ai đó ăn cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm. 
              • Bé thường xuyên gặm nhấm khi nắm được bất kỳ đồ vật nào đó dù mẹ có ngăn cản. Vậy nên khi thấy bé nhà mình bỗng nhiên trở thành chú chuột gặm nhấm thì có nghĩa rằng bé đang báo hiệu mình muốn được ăn dặm rồi cha mẹ nhé. Tuy nhiên đừng thấy bé gặm đồ mà cha mẹ vội vàng cho con ăn đồ rắn ngay nhé. 

              V. Các giai đoạn cho bé ăn dặm

              Babyparadise lưu ý: 

                • Giai đoạn đầu(4-6 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bắt đầu cho bé tập làm quen với việc ăn dặm, mục tiêu là để bé nuốt được thức ăn tới họng bằng lưỡi. Vậy, nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm như thế nào? Mẹ nên nấu các thức ăn dạng lỏng dễ nuốt không cần nhai như cháo nghiền, cháo rây, nghiền xay nhuyễn và nấu chín loại rau như khoai tây, khoai lang, cà rốt…Lúc này dạ dày của bé còn non, chưa nên cho con ăn đạm là thịt cá vội mà bắt đầu với đậu phụ non để đảm bảo an toàn. 
                • Giai đoạn 2(6-8 tháng tuổi): Lúc này lưỡi của bé bắt đầu linh hoạt hơn, lưỡi và cằm cùng lợi bắt đầu học cách nghiền thức ăn. Mẹ có thểcho bé ăn các thực phẩm nghiền nát như đậu phụ, thịt bằm, tôm và thực phẩm bé có thể tự cầm bằng tay như trái cây, rau củ, bánh mì, nui… 
                • Giai đoạn 3(9-11 tháng tuổi): Lúc này hoạt động của lưỡi đã linh hoạt hơn và bé có thể nghiền thức ăn bằng lợi. Độ cứng của thức ăn lúc này như quả chuối. Mẹ có thể cho bé ăn cháo không rây, trứng gà. Lúc này bé cũng có hành vi đưa tay với thức ăn, cách cầm nắm cũng thành thục hơn. 
                • Giai đoạn 4(12 – 18 tháng tuổi): Ở giai đoạn này con có thể đã cai sữa do đó các bữa ăn có thể chia làm 3 bữa chính và có các bữa phụ đi kèm. Mẹ nên cho con ăn thực phẩm thô cùng gia đình, đi kèm với các bữa phụ kèm uống sữa, sữa chua,... 

                VI. Những phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay

                1. Ăn dặm theo kiểu truyền thống

                Babyparadise lưu ý: 

                • Ăn dặm theo phương pháp truyền thống đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để làm bột ăn dặm cho bé, các mẹ sẽ xay bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Khi trẻ đã mọc răng sẽ ăn cháo cùng với thức ăn được xay nhuyễn.  

                Ưu điểm:

                • Nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu nên dễ tăng cân tốt. 
                • Đồ ăn được xay nhuyễn an toàn cho hệ tiêu hóa. 
                • Vì là phương pháp truyền thống nên dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình. 

                Nhược điểm:

                • Trẻ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khảnăng ăn thô sau này.  
                • Xay nhiều thức ăn chung với nhau nên khi trẻ bị dị ứng mẹ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào. 

                2. Ăn dặm theo phương pháp tự bé chỉ huy

                Babyparadise lưu ý: 

                • Đây là phương pháp được các nước phương Tây áp dụng nhiều. Phương pháp ăn dặm cho bé này các mẹ thường không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn. Mẹ sẽ chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng, việc còn lại là của bé. 

                Ưu điểm:

                • Bé có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.  
                • Bé được chủ động “nắm quyn” kiểm soát thức ăn, nhờ đó được tự do khám phá các mùi vị mình thích. 
                • Bé có thể dễ dàng tham gia cùng mọi người trong gia đình khi đến bữa ăn. 

                Nhược điểm:

                • Bé tự ăn nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được kiểm soát, dễ bị sụt cân, chững cân. 
                • Vì ngay từ khi bắt đầu bé đã ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao. 
                • Mẹ tốn thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi bé ăn xong. 

                3. Ăn dặm kiểu Nhật

                Babyparadise lưu ý: 

                • Ăn dặm cho bé theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. 

                Ưu điểm:

                • Bé làm quen được với các loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển. 
                • Ăn theo phương pháp này tốt cho thận của trẻ. 
                • Bé không bị gò ép, tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung. 

                Nhược điểm:

                • Các mẹ sẽ rất tốn thời gian trong việc dạy cho bé ngồi và cầm thìa. 
                • Tốn thời gian chế biến các loại thức ăn riêng biệt 

                VII. Những dụng cụ cần chuẩn bị khi cho bé ăn dặm

                Babyparadise lưu ý:

                  VIII. Những câu hỏi thường gặp về việc ăn dặm ở trẻ nhỏ

                  1. Nên chọn thực phẩm nào để cho bé ăn dặm?

                  Babyparadise lưu ý: 

                    • Khi tập ăn dặm cho bé, bố mẹ cần đảo bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: tinh bột (gạo, ngô,…), chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá,…), chất béo (lạc, vừng, mỡ động vật,…), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…). Tuy nhiên lúc mới tập ăn, bạn chỉ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm riêng biệt và gần giống với loại sữa bé đang dùng nhất. 
                    • Khi bé đã quen với vị ngọt của sữa bạn, thì có thể tập cho trẻ ăn bằng quả chín nghiền nát (quả chuối, bí ngô,…). Hoặc nếu bé đã quen với vị nhạt của sữa công thức, thì bạn có thể cho bé ăn thử loại quả vị nhạt hơn. Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng bột ngũ cốc, sau đó thêm đạm, rồi thêm một ít chất béo và cuối cùng mới cho ăn thêm rau xanh. 
                    • Lúc mới tập ăn, bạn nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để cho bé làm quen với thức ăn. Thức ăn của bé không cần thêm muối và đường. Trước khi cho bé ăn,bạn nên thử thức ăn còn nóng không rồi mới đưa vào miệng bé. Ngoài những lúc tập ăn, bạn nên cho bé bú sữa bạn đầy đủ.  

                    2. Làm thế nào để tạo hứng thú cho trẻ khi ăn?

                    Babyparadise lưu ý: 

                      • Chọn các loại chén, muỗng, yếm,…có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để gây sự chú ý cho bé. 
                      • Khi đút cho trẻ ăn, bạn có thể vừa đút vừa nói chuyện với bé. Đồng thời cho bé ngồi chung với những người trong nhà để tạo cảm giác đông vui, kích thích trẻ ăn. 
                      • Tránh ồn ào quá mức làm cho bé không tập trung vào bữa ăn. 

                      3. Làm thế nào để đo được lượng ăn dặm cho bé?

                      Babyparadise lưu ý: 

                        • Tùy vào sức ăn của trẻ là nhiều hay ít mà bạn nên cho trẻ ăn với một lượng thức ăn phù hợp. Đối với những trẻ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho bé ăn hai bữa trong ngày là đã đủ. Mỗi bữa phải cách nhau một khoảng thời gian, ít nhất là 2 giờ để bé tiêu hóa hết các thức ăn từ bữa trước. 
                        • Nếu bé biếng ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé, nhưng cũng không nên chia quá nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể cho trẻ bú thêm sữa bạn nếu trẻ ăn ít.  

                        Tóm lại Babyparadise đã giới thiệu đến các bậc phụ huynh những lợi ích cũng như cách ăn dặm cho trẻ. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bà mẹ có kiến thức vững vàng để chăm con mạnh khỏe. Các mẹ tham khảo thêm website của Babyparadise ở đây nhé: https://www.babyparadise.vn/