Return to site

Bầu nên kiêng ăn món gì?

March 3, 2021

Sau bài chia sẻ về Những lưu ý cho mẹ trong tháng ở cữ, hôm nay BABY PARADISE tiếp tục chia sẻ cho mẹ danh sách những thứ mẹ bầu nên tránh khi đang mang bầu nhé!!!

I. Những món ăn nên kiêng theo từng tam cá nguyệt :

1. Trong 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu mang thai thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

1.1. Gan động vật

  • Gan động vật giàu vitamin A, quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai. 
  • Tuy nhiên, bà bầu tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và mẹ có thể bị ngộ độc gan.
  • Để tránh việc dư thừa vitamin A khi mang thai, mẹ bầu không nên ăn gan động vật, đặc biệt là gan bò, gà vì có hàm lượng vitamin A ở dạng hoạt động rất cao.

1.2. Giấm hoặc dưa chua

  • Việc ăn quá nhiều giấm hoặc các loại thực phẩm có tính axit cao trong những tuần đầu thai kỳ có thể là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi.
  • Dưa chua cũng là thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn do có thể tăng cao gây hại cho cơ thể.

1.3. Trà xanh

Không chỉ cản trở quá trình hấp thụ axit folic và sắt của cơ thể, hàm lượng cafein khá cao trong trà xanh còn làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu

1.4. Nước dừa

  • Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng, tuy nhiên do hàm lượng chất béo khá cao, uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu. 
  • Mẹ nên “để dành” đến tam cá nguyệt thứ 2, 3 nhé.

1.5. Rau ngót

Rau ngót giàu chất sắt, chất xơ và vitamin nhưng lại chứa papaverin gây nguy hiểm cho thai kỳ, làm mềm cổ tử cung, gây ra các cơn co thắt có thể khiến bà bầu bị sảy thai trong thời gian thai nhi vừa mới hình thành.

1.6. Củ dền

Củ dền vẫn được nhiều bà nội trợ ca tụng là thực phẩm bổ máu, tuy nhiên loại củ này có thể gây oxy hóa máu, gây ra tình trạng thiếu oxy và ngộ độc thai nhi.

1.7. Măng tươi

Măng tươi chứa hàm lượng cyanide cao, khi đi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) gây thiếu oxy, từ đó khiến bà bầu bị thiếu máu.

1.8. Mướp đắng (khổ qua)

Mặc dù mướp đắng rất mát và giàu chất xơ nhưng có chứa quinin, monodicine và vicine gây co thắt tử cung khiến bà bầu chuyển dạ sớm có thể gây động thai, sẩy thai 

1.9. Củ sắn (khoai mì)

Babyparadise xin lưu ý:

  • Do chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) nên dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc cho bà bầu.
  • Tuyệt đối bà bầu không được ăn sắn sống để tránh ngu cơ ngộ độc mà người dân thường gọi là say sắn.
  • Khi chế biến, bạn nên bỏ vỏ và phần đầu củ, sau đó ngâm nước muối loãng ít nhất 1 giờ. Khi luộc, bạn nên mở vung để độc tố thoát ra theo hơi nước nhé.

1.10. Ăn chay dài ngày

Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này.
  • Nếu ăn chay dài ngày,lượng dinh dưỡng hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém,  bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.

2. Trong 3 tháng giữa thai kỳ

2.1. Một số loại cá biển

Các loại cá biển sống ở vùng nước sâu như cá ngừ đại dương, cá kiếm, cá mập, cá thu lớn có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây sảy thai, sinh non hoặc gây tổn hại đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

2.2. Thức ăn nhanh và những thực phẩm có nhiều dầu mỡ

Babyparadise xin lưu ý:

  • Nhóm thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, làm bé chậm phát triển trí não.  
  • Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ thừa cân và mắc một số biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

2.3. Đồ ăn tái, sống

  • Các món ăn sống như sushi, sashimi, salad, các loại gỏi, động vật có vỏ chưa được nấu chín kỹ hoặc rau sống có khả năng là nơi ẩn nấp của rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn salmonella.
  • Sự tấn công của loại vi khuẩn này có thể khiến mẹ và bé gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch của mẹ.

2.4. Sữa, phô mai, các loại nước đóng chai chưa được tiệt trùng

Các loại phô mai, sữa chua, sữa, nước ép trái cây chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria, gây tiêu chảy kèm những cơn đau bụng dữ dội và có thể khiến bà bầu bị sảy thai.

2.5. Đồ buffet

  • Buffet thường được bày ra môi trường ở nhiệt độ thường trong nhiều giờ.
  • Nhiều người tiếp xúc với buffet khiến đồ ăn này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. 

2.6. Các loại bánh có thành phần trứng sống

  • Nhiều loại bánh và đồ uống có cả thành phần trứng sống như mousse, tiramisu, cà phê trứng, sinh tố trứng, dễ khiến bà bầu bị nhiễm khuẩn salmonella dẫn đến tiêu chảy. 
  • Nếu muốn ăn, bạn hãy tự làm tại nhà và đảm bảo trứng được chín 100%.

2.7. Lạc (đậu phộng)

Các loại hạt dễ gây ra dị ứng cho người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai. Đặc biệt hạt lạc chứa nhiều đạm thực vật nên có thể gây dị ứng cho bà bầu

2.8. Gia vị cay, nóng

  • Chứng ợ nóng thường diễn ra mạnh hơn từ tam cá nguyệt thứ 2. Việc ăn các gia vị nóng như ớt, gừng, tiêu có thể làm tình trạng ợ nóng của bà bầu thêm nghiêm trọng.
  • Hoạt chất gingerol của gừng làm giãn nở các mạch máu, từ đó có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục không có lợi cho bà bầu khi dùng lâu dài. 
  • Bà bầu có thể dùng gừng, tuy nhiên không nên dùng liên tục quá 4 ngày nhé.

3. Phụ nữ có thai không nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ?

3.1. Rượu, bia và các thức uống có cồn

  • Một lượng rất nhỏ chất cồn, vốn không đủ khiến mẹ say nhưng cũng đủ làm cho cơ quan thụ cảm thuộc não bộ thai nhi phát triển lệch lạc, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi của trẻ sau này.
  • Các chuyên gia cho rằng không có một mức giới hạn cồn nào là an toàn với thai nhi, dù là sữa lên men với độ cồn 3%. 
  • Thường xuyên uống rượu, bia có thể khiến mẹ bầu dễ bị sinh non.

3.2. Cà phê và nước ngọt có ga

  • Hai loại đồ uống này chứa lượng lớn cafein làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai của mẹ bầu. 
  • Cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, gây nên tình trạng thiếu máu thường thấy ở phụ nữ mang thai.

3.3. Táo mèo

Có thể gây kích thích tử cung khiến bà bầu chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

3.4. Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín chứa prostaglandin và oxytocin - chất kích thích co bóp tử cung, thường xuất hiện để khởi động quá trình chuyển dạ, dễ gây sinh non, thậm chí có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai.

4. Làm sao để tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu

BABY PARADISE chú ý chế độ ăn ở mẹ bầu:

  • Nấu chín kỹ tất cả các loại thịt gia súc, gia cầm và cá cho đến khi không còn màu hồng giữa thớ thịt hoặc cá.
  • Không ăn thịt đông lạnh, patê đông lạnh, hoặc cá hun khói đông lạnh trừ khi chúng được nấu chín hoặc hấp chín (như trong pizza hoặc sandwich nóng).
  • Không ăn thức ăn để quá hai giờ. Nếu thực phẩm đã nguội, hâm nóng chúng cho đến khi bốc khói trước khi ăn.
  • Bảo quản thịt sống riêng với các thức ăn chín khác.
  • Rửa sạch, gọt vỏ các loại trái cây, rau quả.
  • Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trước khi bạn chạm đến các thực phẩm đã rửa sạch, nấu chín để tránh gây nhiễm bẩn.
  • Vệ sinh thường xuyên các bề mặt tiếp xúc với thịt gia súc, gia cầm, hải sản, trứng sống, xúc xích, thịt đông lạnh, và bất cứ đồ vật bẩn nào khác.
  • Ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn ngay sau khi mua chúng, nhất là khi bạn đã mở hộp, ngay cả khi chưa hết hạn dùng. Đừng quên, hạn sử dụng là dành cho thực phẩm chưa mở nắp.

II. Những loại trái cây bà bầu không nên ăn

1. Những loại trái cây bà bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu

Nhãn, dứa, đu đủ xanh là các loại thực phẩm gây co thắt dạ con cần tránh. Bởi trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng thai nhi chưa ổn định nên các cơn co thắt tử cung rất dễ gây sảy thai.

1.1. Nhãn

  • Nhãn cung cấp một lượng nước và chất xơ dồi dào, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, kali, sắt, phốt-pho…
  • Ăn nhãn nhiều làm xuất hiện triệu chứng nóng trong người và táo bón ở mẹ bầu
  • Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.

1.2. Đu đủ xanh

Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây hiện tượng sảy thai, nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

  • Papain trong đu đủ xanh làm giảm khả năng phát triển của tế bào và mô của phôi thai trong những tuần đầu.
  • Ăn đu đủ có thể làm tăng mức đường huyết, không có lợi cho các mẹ bầu bị tiểu đường.
  • Đu đủ có tính nhuận tràng. Việc ruột bị kích thích làm việc quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến tử cung và góp phần khởi phát các cơn co thắt tử cung. ăn
  • Đu đủ có thể gây áp lực trong mạch máu. Với các trường hợp này, ăn đu đủ làm chảy máu trong nhau thai.

1.3. Quả dứa

Chất bromelain có rất nhiều trong thành phần quả dứa gây ra tình trạng cổ tử cung mềm và yếu, hậu quả là sảy thai hoặc sinh non. Nó cũng gây ra những cơn co thắt tử cung, nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai hoặc dọa sảy thai.

2. Loại trái cây nào thai phụ 3 tháng giữa nên hạn chế ăn?

Không chỉ trong 3 tháng đầu mà 3 tháng giữa phụ nữ có thai không nên ăn gì cũng cần phải lưu ý. Một số loại trái cây được cho là tốt nhưng BABY PARADISE lưu ý nếu ăn nhiều ở giai đoạn này sẽ gây biến chứng thai kỳ.

2.1. Quả nho

Việc bà bầu có nên ăn nho hay không cho tới nay vẫn còn gây tranh cãi.

  • Đây là một loại quả giàu dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn các a-xít hữu cơ, các chất chống ôxy hóa, các khoáng chất.
  • Tuy nhiên, loại quả này có thể còn vương lại nhiều thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt. Vì nho dễ bị sâu bọ tấn công nên phải sử dụng một lượng thuốc trừ sâu lớn để bảo vệ chùm quả.
  • Nho đỏ chứa một loại chất chống ôxy hóa, thường tập trung ở phần vỏ có thể gây tác động tiêu cực đến những phụ nữ mang thai đang gặp vấn đề về cân bằng hormone. 

BABY PARADISE lưu ý: Nếu ăn nho, mẹ bầu nên rửa thật kỹ và lột bỏ vỏ.

2.2. Mận

  • Chứa nhiều vitamin A và cung cấp một lượng lớn carotene hữu ích đôi mắt, cung cấp thêm sắt, kali, chất béo, phốt pho, protein 
  • Về tính nóng, mận cũng không kém phần như nhãn. Mẹ bầu nên hạn chế ăn nếu không muốn bị phát ban do nóng.

2.3. Quả đào

  • Đào chứa lượng sắt, protein, kẽm và pectin tốt cho sức khỏe bà bầu. 
  • Tính nóng của loại quả này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường ở bà bầu. 
  • Lông ở vỏ đào rất dễ gây dị ứng, đau họng. 

BABY PARADISE lưu ý: Tránh ăn nhiều đào và nhớ gọt sạch vỏ trước khi ăn.

3. Có bầu 3 tháng cuối không nên ăn trái cây gì?

Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ cần nạp dinh dưỡng lành mạnh, trái bị tiêu chảy, đau bụng hoặc bổ sung quá nhiều đường để gây béo phì. Về trái cây cần lưu ý tới dưa hấu, hải và mãng cầu gai.

3.1. Dưa hấu

  • Dưa hấu chứa một lượng đường lớn, nếu thường xuyên ăn dễ khiến mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ. 
  • Khi ăn dưa hấu ướp lạnh, chị em có nguy cơ bị đau bụng tiêu chảy.

3.2. Quả vải

  • Mẹ bầu vẫn có thể ăn một vài quả vải trong ngày nhưng không nên ăn thường xuyên. Bởi vải có tính nóng, dễ làm mẹ bầu nổi mụn, rôm sảy. 
  • Những chị em có tiền sử tiểu đường, thừa cân béo phì không nên ăn vải vì trong quả vải chứa hàm lượng đường rất cao.

3.3. Quả mãng cầu

Mãng cầu nằm trong danh sách những loại trái cây bà bầu không nên ăn vì nó rất nóng nên dễ khiến bà bầu bị nóng trong, các chuyên gia khuyến cáo chị em bầu nên hạn chế ăn mãng cầu, tốt nhất là dưới 2 quả/tuần.

4. Ngoài ra, khi mang thai bạn cũng không nên ăn những loại quả sau

4.1. Ổi

  • Là loại trái cây lý tưởng cho các bà bầu vì cung cấp nhiều vitamin C tốt cho thai kỳ. 
  • Tuy nhiên, mặt khác ổi lại có cả tính chát nên rất dễ làm bà bầu bị táo bón, nhất là khi bạn ăn ổi không gọt vỏ.

4.2. Vú sữa

Vú sữa có tính nóng, nhiều nhựa, nếu ăn phải phần vỏ hoặc quả chưa chín hẳn sẽ rất dễ bị táo bón. Ngoài ra, tính nóng của vú sữa còn dễ khiến bà bầu bị nóng trong, gây khó chịu bao tử và nổi mụn.

5. Những loại trái cây bà bầu không nên ăn về đêm

Các loại trái cây bà bầu không nên ăn vào ban đêm là gì?

5.1. Cam

  • Cam và nước cam chỉ tốt khi uống buổi sáng và trưa. 
  • Bà bầu không nên ăn và uống nước cam vào buổi tối vì gây đi tiểu đêm làm bạn mất ngủ. 
  • Lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng men răng dù đã đánh răng trước đó. 
  • Nạp vitamin C vào ban đêm còn gây cản trở sự hấp thu canxi, dẫn đến yếu xương răng.

5.2. Sầu riêng

Loại trái cây này chứa nhiều đường không tốt với mẹ bầu thừa cân hay bị các bệnh liên quan đến tim mạch. Mẹ nên hạn chế ăn sầu riêng vào buổi tối.

5.3. Xoài

Tương tự như sầu riêng xoài có chỉ số đường cao,không mẹ bầu không nên ăn về đêm, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường.

5.4. Bơ

Bơ giàu chất béo thực vật, ít đường, bơ rất tốt cho dạ dày, ruột, bảo vệ chức năng sinh lý của hệ thống tim mạch và gan nhưng bơ cũng có hàm lượng mỡ thực vật rất cao, do đó không nên ăn nhiều vào buổi tối.

6. Lưu ý khi ăn trái cây

BABY PARADISE lưu ý:

  • Ăn khi đã rửa sạch: hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học hay chất bảo vệ thực vật gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Súc miệng sạch sau khi ăn: Hầu hết các loại trái cây đều chứa axit có tính ăn mòn răng. Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường mà nước bọt không thể loại bỏ hết được chúng nên dễ làm hại răng của mẹ. 
  • Không nên ăn quá nhiều: Bất kỳ thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng không tốt. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất, đặc biệt là protein và chất béo – vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Tránh hoa quả để lạnh: Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh, đặc biệt là hoa quả, rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Việc ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ.

III. Bà bầu không nên ăn những gì trong mùa nóng?

1. Các loại hạt có vỏ cứng

  • Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi, là món ăn vặt cực kỳ thân thiện cho bạn trong suốt thai kỳ. 
  • Khi ăn quá nhiều các loại hạt mẹ bầu dễ bị nóng trong người, nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm 

2. Hoa quả mang tính nóng

Những loại quả mang tính ôn nhiệt, ăn quá nhiều vừa không có lợi cho sức khỏe, lại còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong.

  • Đào, tuy chứa hàm lượng sắt dồi dào, giàu protein, đường, kẽm, pectin, nhưng lại gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác khi ăn quá nhiều.
  • Mận có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ làm cơ thể phát ban, xuất hiện mụn nhọt… Thêm loại quả nữa mẹ bầu cần tránh đó là vải và nhãn.

3. Ăn quá nhiều thịt

Protein là dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu, tuy nhiên, đừng lạm dụng ăn quá nhiều, đặc biệt trong mùa nắng nóng.

  • Mùa hè ăn món nhiều protein như thịt sẽ làm giảm hàm lượng tryptophan trong não, khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.
  • Ăn nhiều thịt làm cho nồng độ canxi trong cơ thể giảm thấp, không tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe ở mẹ bầu, làm tăng bản tính tức giận, dễ nổi nóng.

4. Đồ ngọt

  • Mùa nóng, khi lượng đường nạp vào trong máu nhiều sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên da, dễ gây ra hiện tượng sưng phù, mụn nhọt
  • Làm tăng lượng đường huyết, bộc phát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
  • Xuất hiện tình trạng sâu răng, dư cân, béo phì ở phụ nữ mang thai
  • Phá vỡ sự cân bằng kiềm axit trong huyết dịch, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch.

5. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ làm huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, giảm lượng máu vận chuyển đến não, tăng cảm giác chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi.

IV. Bà bầu nên ăn gì thì tốt cho cả mẹ và thai nhi?

1. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3

Với phụ nữ mang thai thì Omega 3 đóng vai trò cực kì quan trọng - là chất dinh dưỡng thiết yếu.

  • Omega 3 gồm 3 dạng: DHA, ALA, EPA. 
  • Giúp thai nhi phát triển thị giác, trí óc, khả năng tập trung, sáng tạo, sáng tạo 
  • Giúp giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như ngăn ngừa chứng trầm cảm ở mẹ bầu sau sinh khá tốt. 

2. Thức ăn giàu acid folic

Đây là loại vitamin giữ nhiệm vụ đặc biệt đối với cả mẹ và thai nhi.

  • Hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như thiếu não, não úng thủy,… ở thai nhi 
  • Giảm nguy cơ trẻ bị hàm ếch, sứt môi hay bệnh tim bẩm sinh. 
  • Đối với mẹ bầu có công dụng giảm nguy cơ mắc thiếu máu hồng cầu hay sảy thai, sinh non,…

3. Nâng cao thực phẩm giàu chất đạm

Các đồ ăn như: đậu, cá, trứng, thịt gia cầm, các loại đậu, măng cụt,… Không những cung cấp chất đạm cho cơ thể mà đối với phái đẹp mang thai thì chúng càng có nhiều vai trò quan trọng.

4. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Cơ thể con người luôn cần đến sự xuất hiện của vitamin. Đối với bà bầu thì vitamin càng giữ nhiệm vụ quan trọng.

  • Vitamin A giữ nhiệm vụ đặc biệt với thị lực và hệ miễn dịch của thai nhi. 
  • Vitamin C không chỉ giúp phái đẹp mang thai đẹp hơn mà còn tăng cường sức đề kháng cũng giống như đề phòng tình trạng thiếu máu ở chị em trong giai đoạn mang bầu. 
  • Vitamin D giúp thai nhi làm giảm mối nguy hại còi xương. 
  • Vitamin B, E,… đều rất khả quan cho sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu cần bổ sung.

V. Những món ăn BABY PARADISE gợi ý rất tốt cho mẹ bầu

Mẹ bầu lưu ý cung cấp đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin, khoáng chất cho sự tăng trưởng toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn những thức ăn giàu folate có nội địa cam, dâu tây, rau dền, bông cải, ngũ cốc..

  • Cá hồi: cung cấp nguồn omega-3 dồi dào, phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Không nên ăn quá 2 lần/tuần.
  • Cháo cá chép: Ăn cháo cá chép hạt sen giúp bồi dưỡng thai nhi lớn khỏe. Người ta còn tin rằng nó giúp con sinh ra có làn da trắng, môi hồng.
  • Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, cấu tạo hồng cầu cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa thiếu máu trong và sau thai kỳ.
  • Rau bina: giúp phát triển tế bào máu, vận chuyển oxi đi khắp cơ thể mẹ và cung cấp cho thai nhi.
  • Sữa tươi không đường: Cung cấp đạm, canxi giúp hình thành khung xương cho thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho mẹ bầu.
  • Bánh mỳ: Cung cấp chất xơ, kẽm, vitamin B (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ).
  • Dầu ô liu: chứa omega-3, omega-6, hợp chất hỗ trợ não bộ là oleocanthal giúp các khớp thần kinh chạy trơn tru, ngăn chặn tình trạng hủy hoại tế bào thần kinh có liên quan đến chứng mất trí nhớ của mẹ bầu và tốt cho tim mạch.
  • Trái cây thuộc họ dâu: giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.
  • Các loại hạt (hạt bí, hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng…) chứa omega-3, omega-6, axit folic, vitamin E, vitamin B6 giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Khoai lang: giàu vitamin A dễ hấp thu và an toàn cho thai phụ, không gây dị tật. Mặt khác, loại củ này còn chứa nhiều vitamin C, folate, chất xơ cực tốt cho thai, chống táo bón hiệu quả.
  • Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.