Return to site

Cách chọn bỉm tã cho bé

December 15, 2020

Sau khi chia sẻ với mẹ tất tần tật về miếng lót phân xu cho bé, nay babyparadise lại chia sẻ thêm cho mẹ cách chọn bỉm tã thông minh cho bé nhé

1. Vì Sao Bỉm/Tã Cho Trẻ Sơ Sinh Lại Được Nhiều Bà Mẹ Lựa Chọn?

Ngày xưa, thay vì dùng bỉm các bà mẹ thường quấn khăn xô cho bé. Điều này vừa gây bất tiện khi chăm sóc vừa kém vệ sinh và ảnh hưởng đến làn da của trẻ

 

Chính vì thế, sự ra đời của các dòng bỉm được xem là bước tiến lớn vì:

  • Bỉm cho bé sơ sinh được thiết kế khoa học với các tầng thẩm thấu, có khả năng khoá lỏng chất thải hiệu quả, tránh xảy ra tình trạng trào ngược khiến chúng tiếp xúc với da của bé.
  • Bỉm quần được thiết kế bằng thun hoặc miếng dán chắc chắn giúp các mẹ dễ dàng mặc và thay cho bé hơn
  • Bỉm tã đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa tình trạng hăm, viêm da hay gây mùi cho bé
  • Bỉm dùng được cho nhiều lứa tuổi, tạo cảm giác thoải mái cho bé khi vận động, không gây gò bó, khó chịu như những cách quấn tã truyền thống.

2. Cấu tạo của bỉm như thế nào?

Bỉm được cấu tạo với 3 lớp:

  • Lớp ở trong cùng:  Phần lớp này trực tiếp khi tiếp xúc với bề mặt da của trẻ nên yêu cầu về chất liệu và độ an toàn cao. 
  • Lớp thấm hút:  Lớp thấm hút này sẽ gồm có các lớp bông dày có sử dụng với một loại polymer thấm hút hay còn gọi là Super Absorbent Polymer để ngâm và giữ cho chất lỏng ở trong đó.  
  • Lớp chống thấm nước: Phần lớn các loại bỉm tã hiện nay đều có chứa một lớp chống thấm nước ở phần vỏ bên ngoài cùng, với lớp này thường được làm từ các chất liệu đặc trưng từ platic.

3. Tiêu chí khi chọn tã bỉm

3.1. Chọn tã dán cho trẻ mới lọt lòng loại nào tốt nhất?

  • Sử dụng tã dán cho trẻ mới lọt lòng. Trẻ mới lọt lòng cần được cho bú khoảng 8-10 lần/ ngày do đó vệ sinh trung bình từ 10-20 lần/ngày
  • Sử dụng tã vải cho trẻ sơ sinh tuy có thể tiết kiệm chi phí, nhưng lại làm mẹ mất rất nhiều thời gian giặt giũ. 
  • Bỉm vải cho trẻ sơ sinh có khả năng thấm hút kém. Nếu không được thay kịp lúc, bé cưng có thể dễ bị hăm tã do tiếp xúc lâu với tã ướt.

Bởi những nguyên nhân này, tã giấy được rất nhiều mẹ ưu tiên sử dụng.

3.2. Về số lượng

Những lần đầu, khi chưa biết chất lượng bỉm tốt không thì Mẹ đừng nên mua với số lượng lớn. Đến khi nào Mẹ hài lòng về đặc tính và sự phù hợp của một loại bỉm đặc biệt nào đó thì lúc ấy hãy bắt đầu tăng số lượng lên.

3.3. Chọn tã (bỉm) phù hợp theo cân nặng của bé

Mẹ nên đợi gần ngày sinh rồi mới mua tã cho bé vì khi đó Mẹ mới biết được cân nặng của Bé yêu mà chọn tã phù hợp.

3.4. Lưu ý về độ thấm hút

Độ thấm hút là điều quan trọng nhất của bất kỳ loại bỉm nào. Nếu bỉm có độ thấm hút kém có thể làm da bé ẩm ướt và gây hăm đỏ. Độ thấm hút bao gồm:

  • Lượng chất lỏng mà một bỉm có thể chứa là bao nhiêu;
  • Chất lỏng đó được giữ khỏi da em bé tốt như thế nào;
  • Sự phân phối chất lỏng trong lõi bỉm như thế nào?

3.5. Sự thoải mái của trẻ

  • Sự thấm hút tuyệt đối, kích cỡ vừa vặn và chất liệu mềm mại là các yếu tố tạo cho trẻ sự thoải mái.
  • Mẹ nên nhớ rằng làn da bé mới lọt lòng mỏng hơn da người lớn đến 30% nên cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh, nên mẹ cần loại tã mềm mại chăm sóc tốt nhất cho làn da non nớt của bé.
  • Giới thiệu tã dán lọt lòng Bobby Newborn  được cải tiến vượt trội mềm mại hơn hẳn giúp chăm sóc tốt nhất cho làn da bé từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm với lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khi vừa mới lọt lòng.

4. Chú ý gì khi chọn bỉm cho bé

4.1. Giới tính, thể trạng

  • Khi mua bỉm, các mẹ nên chú ý tới thời tiết, giới tính, chiều cao, cân nặng, vòng mông của bé, từ đó, chọn loại bỉm phù hợp với các con.
  • Hiện nay có nhiều size bỉm khác nhau vừa vặn với cơ thể mỗi bé, loại bỉm có bề mặt phủ lót, hơi rộng mặt trước là loại dành riêng cho bé trai và phần thấm hút dày hơn tập trung ở giữa hoặc phía sau thích hợp cho các bé gái

4.2. Thông thoáng

Loại bỉm cotton cấu trúc dạng đáy vải và dạng đáy thoáng khí màng vải, là hai loại bỉm được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng bởi

  • Tính năng mềm, nhẹ và thông thoáng sẽ giúp bé vui đùa thỏa thích mà không sợ bết dính.
  • Bé thường đi tiểu nhiều lần, cộng thêm nhiệt độ ban đêm hạ thấp, dễ bí hơi, gây ẩm ướt, sinh mùi khó chịu, là cơ hội để vi khuẩn nấm sinh sôi, gây viêm ngứa, bỏng rát, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển cơ quan sinh dục của bé. 

Vì vậy, tiêu chí đầu tiên khi chọn bỉm cho bé bạn cần chú ý đó là sự thông thoáng mà bỉm mang lại.

4.3. Bề mặt mềm mại

  • Các mẹ nên chọn loại bỉm mềm mại, bề mặt mịn như tơ, với lưới bông đệm xốp, tạo sự co giãn đàn hồi ôm sát cơ thể, giúp bé cử động dễ dàng, không gây lằn đỏ vùng bụng và háng của các con.
  • Làn da nhạy cảm của bé rất dễ bị kích ứng bởi môi trường nóng ẩm và cọ sát. Nếu bỉm cứng, khi đùa nghịch, cử động, cơ thể bé tiếp xúc với bề mặt bỉm dễ gây nóng rát, hăm bẹn, xót buốt do nước tiểu còn đọng lại trên bề mặt.

4.4. Thấm hút nhanh

  • Bé thường đi vệ sinh liên tục, nếu bỉm không thấm hút nhanh bé dễ bị lạnh, nước tiểu thấm ngược trở lại, gây viêm nhiễm, cảm giác bứt rứt, khó chịu và hay quấy khóc.
  • Các mẹ nên mua loại bỉm quần với công nghệ “siêu thấm hút”, gồm nhiều lỗ hổng li ti màu xanh, đảm bảo bề mặt luôn luôn khô ráo. 
  • Trước khi mua, các mẹ nên kiểm tra kỹ vách ngăn hai bên của bỉm, thành cao khả năng chống tràn ra ngoài, khi mặc ôm sát vòng mông của bé, nhưng vẫn đem đến cảm giác êm ái và mềm mại.

4. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý những điều dưới đây khi chọn bỉm cho bé yêu:

  • Khoảng 3 tháng đầu đời của trẻ, mỗi ngày trẻ thường “bĩnh” ra từ 4 - 6 lần, mỗi lần thường ít nhưng vẫn phải thay một bỉm mới cho trẻ, để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
  • Thời gian dùng bỉm với trẻ cũng được các bác sỹ nhi khoa cho là không nên quá dày, không nên đóng bỉm 24/24 giờ đối với cả bé trai và bé gái.
  • Khi mua bỉm chú ý chọn loại có thiết kế vạch xanh (báo hiệu thay bỉm) rõ ràng, dễ nhận biết khi nào nên thay bỉm cho con.

5. Cách lựa chọn bỉm cho bé

5.1. Lựa chọn bỉm theo chủng loại

Trên thị trường hiện nay có 3 chủng loại chính: miếng lót sơ sinh, tã dán(bỉm dán), tã quần (bỉm quần) được các mẹ biết đến và sử dụng. Tuy nhiên lựa chọn như thế nào để phù hợp với bé yêu thì chưa phải mẹ nào cũng nắm rõ.

Miếng lót sơ sinh

  • Miếng lót sơ sinh thường dùng cho bé từ 0 – dưới 3 tháng tuổi giúp bé khi đi vệ sinh không bị tràn ra ngoài,  đặc biệt không bị kín hơi giúp vệ sinh cho bé dễ dàng, không gây hăm cho bé.
  • Với hình dạng và cấu tạo gần giống như một chiếc băng vệ sinh không cánh nhưng kích thước dài hơn để đảm bảo bao trọn vòng mông của trẻ.

Tã dán (Bỉm dán)

  • Bỉm dán với hình dáng thiết kế kiểu dáng một chiếc quần lót nhưng đặc biệt với 2 miếng dán 2 bên tiện lợi cho mẹ sử dụng và cố định phần hông của bé
  • Với khả năng thấm hút tốt hơn so với miếng lót. Đặc biệt với thiết kế của tã dán với các rãnh chống tràn và phần thun ở chân, ôm vào mông đùi bé để đảm bảo chất thải của bé được giữ lại ở bên trong 

Tã quần (Bỉm quần)

  • Bỉm quần với cấu tạo giống như tã dán nhưng liền cạp và sẽ mặc cho bé bằng cách xỏ chân như mặc quần. 
  • Thiết kế to hơn giúp cố định tránh xê dịch cùng với khả năng chống trào tốt hơn so với tã dán rất tiện lợi sử dụng cho bé khi vui chơi và đi ra ngoài.
  • Tã quần có thời gian sử dụng lâu hơn đặc biệt an toàn cho da bé tránh miếng dán có thể làm xước da như bỉm dán. 
  • Sản phẩm phù hợp sử dụng cho các bé 9 tháng tuổi trở lên.

Tã quần mang bỉm khoá dán Minh Hoàng cho bé sơ sinh mà Babyparadise có giới thiệu đến ba mẹ

5.2. Cách lựa chọn tã, bỉm theo độ tuổi của bé

Một số mẹ thường gặp khó trong cách lựa chọn bỉm cho bé yêu của mình. Thường trong những độ tuổi cần lựa chọn những loại bỉm, tã khác nhau để phù hợp sử dụng cho các bé.

Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi):

  • Nên lựa chọn cho bé đóng tã giấy Bobby Newborn thay vì dùng bỉm cho bé vì trong giai đoạn này da bé rất nhạy cảm có thể làm da bé bị kích ứng, mẩn ngứa,…
  • Miếng lót sơ sinh có rất nhiều lợi ích cho việc vệ sinh vì trong giai đoạn 2-3 ngày sau khi sinh thường bé hay đi phân su màu đen lượng phân này thường không nhiều và thời gian không cụ thể.
  • Trong giai đoạn trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) sử dụng miếng lót sơ sinh giúp các mẹ tiết kiệm chi phí sử dụng ngoài ra an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé yêu nhà mình.

Bé 2 tháng tuổi

  • Nên lựa chọn kết hợp thêm sử dụng tã/bỉm dán thay vì sử dụng hoàn toàn 100% miếng lót sơ sinh như tháng đầu.
  • Trong giai đoạn này bé bú hoàn toàn từ sữa mẹ thường đi ngoài dạng lỏng và đi tiểu nhiều, có bé đi tới 4-5 lần/ngày. Sử dụng bỉm/tã quần giúp bé thoáng mát cho bé không bị tràn và tiện cho việc vệ sinh cho các mẹ nhất là và ban đêm.
  • Mẹ có thể dùng thêm tã giấy, tã vải, sử dụng ban ngày cho bé giúp thoáng khí tránh trường hợp đóng bỉm lâu làm bé có thể bị dị ứng, viêm da, hăm,…

Trẻ từ 3 tháng trở lên

  • Với giai đoạn này thường trẻ khó nằm yên giống như 2 tháng đầu nên các mẹ nên lựa chọn và sử dụng bỉm dán hoặc bỉm quần cho bé để phù hợp sẽ giúp bé vận động linh hoạt mà không lo tuột hoặc tràn ra ngoài như khi sử dụng tã dán.
  • Trẻ 3 tháng tuổi trở lên các cơ quan hình thành tốt và ổn định lúc này bé đi ngoài tầm 1-2 lần trên ngày nhưng lượng nhiều hơn nên các mẹ cần chú ý vệ sinh cho trẻ.
  • Khi bé lớn hơn tầm 1 tuổi thì lựa chọn sử dụng bỉm quần là hoàn hảo và phù hợp dành cho trẻ.
5.3.Lựa chọn tã bỉm dựa theo cân nặng của trẻ

Giúp bé vừa thoải mái vận động, vừa an toàn vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho bé. Các thương hiệu hiện nay thường căn cứ và phân chia các Size theo cân nặng khác nhau.

5.3.1. Đối với kích thước của miếng lót

Hiện nay, trên thị trường có 2 kích thước miếng lót chính đó là:

  • Size NB1 sẽ dành cho các bé dưới 1 tháng ( có cân nặng dưới 5kg).
  • Size NB2 sẽ dành cho các bé trên 1 tháng (có cân nặng từ 4-7kg).

5.3.2. Đối với kích thước của tã dán

Bảng thông số size tã bỉm dựa theo cân nặng của trẻ:

Bảng size tả cho bé

5.3.3. Đối với kích thước của tã quần

Cũng giống như tã dán, tã quần cũng có nhiều kích thước khác nhau đem sự đa dạng cho mẹ bỉm sữa.

Tã quần luôn đem đến cho các bé sự khô thoáng và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, nếu tã quần quá chật thì sẽ khiến bé bị bí bách và dễ gây tổn thương da. Nếu tã quần quá rộng thì sẽ khiến chất lỏng bị tràn ra ngoài.

  • Đối với size S sẽ dành cho các bé cân nặng dưới 5kg.
  • Đối với size M sẽ dành cho các bé cân nặng từ 5 – 10 kg.
  • Đối với size L sẽ dành cho các bé cân nặng từ 9 – 13 kg.
  • Đối với size XL sẽ dành cho các bé cân nặng từ 12 – 17 kg.
  • Đối với size XXL sẽ dành cho các bé cân nặng từ 15 – 19 kg.
  • Đối với size XXXL sẽ dành cho các bé cân nặng 18 – 35 kg.

6. Lựa chọn bỉm theo thương hiệu

Trên thị trường hiện nay với vô số các loại thương hiệu bỉm trong và ngoài nước. Với giá cả, chất lượng, tính năng chênh lệch nhau nhiều khi sẽ làm cho các mẹ lựa chọn càng trở nên khó khăn hơn

6.1. Merries

  • Merries thương lớn hiệu đến từ Nhật Bản được ra đời từ những năm 1983 của tập đoàn KAO. Merries được biết đến với thương hiệu tã giấy hàng đầu trên thế giới và được bình chọn là nhãn hiệu tã dành cho trẻ em chiếm thị phần số 1 Nhật Bản. 
  • Các sản phẩm của hãng đa dạng trong chủng loại, chất lượng hoàn hảo đặc biệt an toàn cho bé. Tại Việt Nam các sản phẩm của Merries được các mẹ tin tưởng lựa chọn dành tặng cho các bé yêu.
  • Tã giấy merries còn được biết đến là loại tã chống hăm ở trẻ nhỏ

6.2. Huggies

  • Huggies thương hiệu tã bỉm được ưa chuộng nhất tại Mỹ, được thành lập từ những năm 1978. 
  • Nổi bật với thiết kế hài hòa kết hợp với nhiều cải tiến trong công nghệ tăng cường hạt thấm hút, chống tràn hiệu quả giữ cho bé mặc tã luôn khô thoáng giúp bé vui chơi vận động thoải mái không gây kích ứng da, dị ứng. 
  • Các dòng sản phẩm tã bỉm của hãng phục vụ được cho bé từ 4kg cho tới 25 kg giúp dễ dàng lựa chọn và theo bé suốt một hành trình dài.

Tã dán Huggies

6.3. Bobby

  • Bobby thương hiệu đến từ Nhật Bản thuộc công ty Diana thuộc tập đoàn Unicharm. 
  • Mẫu mã độc đáo với màng đáy thoáng khí dạng vải thấm hút vượt trội đem đến sự khô thoáng tối khi vận động, vui chơi của các bé.
  • Hãng luôn cải tiến trong công nghệ và giải pháp đặc biệt với thiết kế chống hăm 3 tác động với lõi bông siêu thấm, màng đáy thoáng khí dạng vải và tinh chất trà xanh.

7. Kinh nghiệm sử dụng bỉm để tránh bị hăm

Thực tế, không phải mẹ nào cũng biết rằng đối với bé trai và bé gái cách thức đóng bỉm cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với cách thay bỉm cho bé trai:  Lúc đóng bỉm cho con, bạn phải để bộ phận sinh dục của con hướng xuống. Nhờ vậy trong khi đi tiểu nước tiểu sẽ không bị tràn ra ngoài. Ngoài ra, khi chọn mua bỉm cho con, mẹ nên ưu tiên chọn các loại bỉm có tấm lót phụ ở  trước vì thông thường các bé trai thường bị ướt ở phần đầu của tã.
  • Đối với cách thay bỉm cho bé gái: Vì đặc điểm bộ phận vùng kín của các bé gái nên khi đi tiểu sẽ bị ướt nhiều ở phần giữa và phần phía sau của tã. Bởi vậy, mẹ nên chọn loại các bỉm có độ dày tại vị trí bé gái đi tiểu nhiều nhất để tránh tình trạng chất lỏng tràn ra bên ngoài.

8. Phân biệt hàng giả & hàng chính hãng

Trước những biến động của thị trường, các đơn vị sản xuất tã kém chất lượng ra đời ngày càng nhiều nên hãy để babyparadise mách mẹ tips lựa chọn bỉm cho con nhé:

  • Khi mua sắm bỉm mẹ nên lựa chọn các đơn vị cung cấp bỉm uy tín để mua. 
  • Hãy kiểm tra thật kỹ bao bì đựng sản phẩm, bỉm chính hãng sẽ có các bao bì in hình nổi bật có màu tươi sáng và có tem chống giả, hàng giả mạo sẽ không có các vạch mã hoặc nếu có thì khó có thể nhận biết được. 
  • Khi mua bỉm, nếu bạn thấy bao bì quá đậm hoặc quá nhạt và chất lượng in không tốt thì đây có thể là hàng kém chất lượng.
  • Nếu được mở bên trong, mẹ hãy kiểm tra ngay bề mặt tã, nếu có cảm giác nhám và vướng bụi thì không nên lựa chọn. Bề mặt tã càng mịn chứng tỏ đã được chọn lọc kỹ càng đem đến cho bé cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất. 

9. Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tìm Hiểu Bỉm/Tã Cho Trẻ Sơ Sinh

9.1. Bao lâu nên thay tã/ bỉm cho bé

  • Với mỗi chiếc tã sẽ chịu được từ 1-3 lần trẻ tè, và bỉm sẽ từ 4-5 lần.
  • Nếu trẻ chỉ tè không thì mẹ cũng có thể sử dụng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm từ 4-5 tiếng sẽ thay cho trẻ 1 lần. Nhưng, nếu trẻ đi tiểu thì mẹ cần chú ý thay ngay cho bé.
  • Mẹ nên kết hợp giữa bỉm và tã giấy, đôi khi trẻ đi tiểu xong ta cũng có thể đóng tã giấy để xen kẽ cho trẻ để tiết kiệm mẹ nhé

9.2. Có nên đóng bỉm cho bé cả ngày không?

  • Thực tế, bỉm giúp các bé giữ vệ sinh hơn nhưng bạn không nên gò bó bé trong những chiếc quần bỉm cả ngày.
  • Thay vào đó, bạn nên dùng bỉm trong những lúc đưa bé ra ngoài hoặc khi bé hoạt động mạnh. Trong thời gian ngủ thì bạn nên tháo bỉm để bé cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.

9.3 . Có nên dùng bỉm vải cho bé hay không​

  • So với bỉm giấy thì bỉm vải thường có giá thành rẻ hơn và có thể tái sử dụng nhiều lần. Mặc dù với công nghệ thiết kế hiện đại, những mẫu bỉm vải này vẫn đảm bảo thông thoáng, an toàn cho bé.
  • Tuy nhiên để nói đến tính tiện dụng và nhanh chóng thì bỉm giấy vẫn được đánh giá cao hơn. Do đó, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn bỉm giấy hay vải đều được.

9.4. Mùa hè có nên đóng bỉm cho bé không?

Đóng bỉm vào mùa hè thường dễ khiến các bé cảm thấy bí bức, khó chịu nếu không phải là loại bỉm phù hợp. Vì thế, bên cạnh việc lựa chọn bỉm/tã cho trẻ sơ sinh loại nào tốt, bạn cũng nên giảm bớt số giờ đóng bỉm của bé xuống để tạo độ thoáng khí tốt hơn.