Return to site

Cách chọn chậu tắm cho bé

July 23, 2021

Sau khi chia sẻ cho mẹ cách chọn khăn tắm cho bé an toàn, nay Babyparadise sẽ tư vấn cho mẹ cách chọn chậu tắm cho bé

1. Giới thiệu về chậu tắm

1.1. Chậu tắm là gì?

Chậu tắm cho bé là một trong những vật dụng khá cần thiết dùng để tắm hàng ngày cho các bé. 

  • Giúp cho bé có được cảm giác thư giãn thoả mãi khi thả lỏng cơ thể mình trong nước
  • Việc tắm cho trẻ sơ sinh không những có tác dụng làm sạch cơ thể trẻ mà còn có thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. 
  • Da của trẻ vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị bỏng, vì thế bố mẹ cần phải kiểm tra nhiệt độ của nước tắm mức từ 38-41 độ C.

1.2. Có nên cho trẻ dùng chậu tắm không?

BabyParadise so sánh chậu tắm cho bé và thau chậu thông thường:

  • Chậu tắm chuyên dụng cho trẻ được sản xuất hầu hết đều có khả năng chống trơn trượt giúp bé không bị ngã khi không có người lớn bên cạnh. 
  • Thau chậu thông thường rất trơn, dùng chậu bé quá thì con không có môi trường để chơi đùa, mà dùng chậu to quá thì sợ con đuối nước

1.3. Bé mấy tuổi dùm chậu tắm là thích hợp

Babyparadise lưu ý:

  • Từ khi mới sinh ra bé đã có thể tắm chậu. Đến khoảng 3 tháng tuổi là trẻ đã có thể cảm nhận được cảm giác tắm trong nước với chậu tắm rồi. 
  • Giai đoạn 3 tuổi bé đã biết nghịch nước và đến giai đoạn 4-6 tuổi bé đã có thể lật người trong bồn tắm rồi đấy. 
  • Khi đến giai đoạn 7 tháng tuổi thì trẻ đã có thể vị vào thành chậu tắm và đứng lên, mẹ nên lưu ý an toàn trong trường hợp này, nên sử dụng chậu tắm chống trơn trượt và thảm chống trơn trong phòng tắm. 
  • Đến giai đoạn 15 tháng tuổi trở đi bé đã rất thích thú mỗi khi được tắm để đùa nghịch trong nước. Mẹ có thể thả vào chậu tắm cho con những món đồ chơi ngộ nghĩnh hấp dẫn bé như vịt con,....

1.4. Một số loại chậu tắm cho bé sơ sinh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chậu tắm với xuất xứ, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, kích thước khác nhau với giá thành khác nhau. Chậu tắm giúp bé thoải mái khi tắm, mẹ không phải bế ẵm bé khiến bé khó chịu.

Chậu tắm nhập ngoại: Thương hiệu Farlin, KuKu, Babybum, Thái Lan… Chậu với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Nhưng giá thành hơi cao so với chậu sản xuất trong nước.

Chậu tắm Việt Nam: Thương hiệu Song Long, Đại Đồng Tiến, Duy Tân… Chậu với nhiều loại khác nhau, giá thành của chậu rẻ hơn so với chậu nhập ngoại.

3. Lưu ý khi chọn chậu tắm cho con

3.1. Chọn chậu theo chất liệu 

Với kinh nghiệm sử dụng chậu tắm cho bé của BabyParadise thì các mẹ nên chọn chậu làm từ nhựa PP để đảm bảo an toàn, có tính bền rất cao, không bị co dãn khi đổ nước nóng vào hay không gây nguy hiểm cho trẻ.

3.2. Chọn chậu theo chức năng sử dụng 

Có nhiều loại chậu như chậu nhựa chống trơn, chậu bơm hơi, chậu kèm lưới, chậu kèm đo nhiệt, chậu có chân đế,.... các mẹ hãy chọn cho mình loại phù hợp nhất. Mình thì chỉ sử dụng chậu tắm đo nhiệt vì cái này tiện hơn, giá lại rẻ hơn nữa

3.3. Cách sử dụng

Với những mẹ sinh mổ, chưa thể cúi thấp người, một chậu tắm vừa khít bồn rửa chén có thể là lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu cần một sản phẩm có thể dùng lâu dài, bạn nên chọn loại chậu tắm có kích thước chuẩn.

3.4. Ghế phụ cho bé sơ sinh

Đa số các chậu tắm có kích thước chuẩn đều đính kèm ghế phụ cho bé sơ sinh, giúp mẹ sử dụng được nhiều hơn ngoài việc dùng trong bồn tắm. 

3.5. Hỗ trợ ngồi

Một số chậu tắm cho bé sơ sinh có “phần chặn” để giữ bé ngồi không bị trượt. Điều này rất quan trọng nếu bạn định sử dụng chậu tắm cho bé dưới sáu tháng tuổi. 

3.6. Chống nấm mốc

Mẹ nên chọn chậu tắm có các bộ phận bằng vải hoặc lưới có thể tháo rời và có thể giặt bằng máy vì các khu vực làm bằng lưới hoặc vải sẽ dễ tích tụ nấm mốc nếu không được làm sạch đúng cách

3.7. Độ sâu

Chậu tắm càng sâu càng an toàn cho bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn độ cao phù hợp để mang lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Vì chậu càng cao, bạn càng sẽ phải cúi xuống thấp hơn để tắm cho bé.

4. Gợi ý một số kiểu chậu tắm cho bé 

4.1. Chậu tắm cơ bản kèm lưới tắm

Đây là dạng chậu tắm cơ bản nhất, mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở bất kỳ cửa hàng đồ dùng cho mẹ và bé. 

  • Có thể đặt chậu tắm này trên hầu hết các bồn rửa đôi, hoặc dùng trực tiếp trong nhà tắm. 
  • Lưới tắm với dây đai có thể điều chỉnh sẽ giúp giữ cho bé ở trên mặt nước, võng có thể tháo ra khi bé có thể kiểm soát đầu mình.
  • Khi bé có thể ngồi không cần sự trợ giúp, mẹ có thể xoay ngược phần chậu tắm lại, sẽ có đủ chỗ ngồi cho bé cưng chơi bắn nước và chơi mà không lo bị ngã.

Khuyết điểm: Hầu hết chậu tắm cơ bản đều có nắp thoát nước. Tuy nhiên, nắp không thoát nước hoàn toàn. Bạn vẫn phải lộn ngược chậu tắm để loại trút hết nước.

chậu tắm có hỗ trợ lưới

4.2. Chậu tắm bơm hơi có ghế ngồi

Babyparadise lưu ý:

  • Một chậu tắm du lịch bơm hơi có thể là lựa chọn hoàn hảo cho các bé tập đi. 
  • Nên chọn loại có bề mặt chống trượt, có thể gấp lại sau khi sử dụng, và tất nhiên, đủ lớn để mang lại sự thoải mái cho bé cưng
  • Ưu tiên chọn chậu tắm có phần chặn cho ghế ngồi.
  • Nên chọn chậu tắm có vạch đánh dấu mực nước cũng như đường rãnh thoát nước giúp hạn chế nấm mốc.

Chậu tắm bơm hơi

Khuyết điểm: 

  • Chậu tắm có nguy cơ bị lật, mẹ nên đảm bảo chậu có đầy hơi trước khi sử dụng, đồng thời luôn ở bên cạnh theo dõi. 
  • Chậu tắm bơm hơi hoàn toàn không thích hợp cho các bé mới sinh

4.3. Chậu tắm có chân đế

Babyparadise lưu ý:

  •  Loại chậu tắm này có thể dùng cho bé sơ sinh đến khi trẻ 12 tháng, hoặc đến khi trẻ có thể ngồi.
  • Mẹ nên chọn loại có cản chống trượt, nên ưu tiên loại có kệ dưới chân để có thể dễ dàng giữ xà phòng tắm cùng những vật dụng cho bé.

Chậu tắm có chân đế

Khuyết điểm: 

  • Chi phí cao 
  • Mẹ sẽ phải bế bé ra khỏi chậu để đổ nước, không thuận tiện cho những mẹ phải tắm cho con một mình.

5. Cách sử dụng và bảo quản chậu tắm cho trẻ sơ sinh

5.1. Thau tắm em bé sử dụng như thế nào là đúng?

5.1.1. Chuẩn bị thau tắm bé

  • Khăn tắm, chậu tắm, khăn khô to, sữa tắm, dầu gội đầu, bỉm, quần áo sạch. 
  • Nước ấm, phòng kín gió, đèn sưởi cho bé nếu trời lạnh.

5.1.2. Tắm cho bé bằng thau

  • Mẹ đặt một tấm lưới hoặc một chiếc khăn vào trong chậu để bé không bị trượt.
  • Mẹ cho nước ấm đã chuẩn bị vào chậu, với mực nước vừa với cơ thể bé.
  • Mẹ lấy khăn nhúng nước rồi rửa và lau mặt cho bé, mẹ vắt khăn cho khô lau sạch vành tai cho bé nên lưu ý không cho nước vào tai bé. Tiếp đó mẹ dùng khăn lau đầu để làm ướt tóc bé, mẹ dùng dầu gội gội đầu cho bé, mẹ mát xa nhẹ nhàng cho bé, sau đó mẹ làm sạch tóc bằng nước sạch.
  • Bé thả bé vào chậu nếu bé đã biết ngồi bé tự ngồi còn với những bé mới sinh mẹ vòng tay ra gáy bé và thả người bé xuống nước.
  • Khi tắm xong mẹ bế bé lên. Mẹ dùng khăn lau sạch người, chú ý cổ, nách và các nếp gấp, kẽ chân tay và mông.
  • Mẹ bế bé cuốn vào khăn khô, lau khô người cho bé, mẹ lau sạch kẽ tay kẽ chân.

BabyParadise lưu ý:

  • Với bé sơ sinh mẹ chỉ nên tắm 2, 3 lần/tuần. 
  • Mực nước tùy vào cơ thể và chiều cao của bé. 
  • Dùng nước ấm không quá 32 độ. 
  • Mẹ không được để bé ở một mình khi tắm.

5.1.3. Bảo quản chậu

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ chậu trước khi tắm cho bé và sau khi tắm cho bé. Mẹ để chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nằng trực tiếp từ mặt trời và tránh những nơi có nhiệt lớn.

5.2. Cách bảo quản

Babyparadise lưu ý:

  • Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ chậu trước khi tắm cho bé và sau khi tắm cho bé.
  • Mẹ để chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nằng trực tiếp từ mặt trời.
  • Tránh những nơi có nhiệt lớn.

6. Các câu hỏi liên quan đến chậu tắm

6.1. Có nên sử dụng lưới kèm chậu tắm không?

Mẹ dùng cũng được mà không dùng cũng không sao. 

  • Nếu các mẹ dùng lưới tắm cho bé thì nhớ đặt bé nằm vào trong lưới trước để tránh nước vào tai.
  • Trẻ nhỏ là lứa tuổi hiếu động nên ít trẻ thích thú với việc nằm nguyên 1 chỗ cho mẹ tắm. Thay vào đó trẻ thích vui đùa trong nước hơn, do đó mẹ nên hạn chế sử dụng lưới tắm nhé

7. Cách tắm bằng chậu cho bé an toàn

Babyparadise lưu ý:

  • Mẹ đặt một tấm lưới hoặc một chiếc khăn vào trong chậu để bé không bị trượt.
  • Mẹ cho nước ấm đã chuẩn bị vào chậu, với mực nước vừa với cơ thể bé.
  • Mẹ lấy khăn nhúng nước rồi rửa và lau mặt cho bé, mẹ vắt khăn cho khô lau sạch vành tai cho bé nên lưu ý tránh để nước vào tai bé.
  • Tiếp đó mẹ dùng khăn lau đầu để làm ướt tóc bé, mẹ dùng dầu gội gội đầu cho bé, mẹ mát xa nhẹ nhàng cho bé, sau đó mẹ làm sạch tóc bằng nước sạch.
  • Bé thả bé vào chậu nếu bé đã biết ngồi bé tự ngồi còn với những bé mới sinh mẹ vòng tay ra gáy bé và thả người bé xuống nước.
  • Khi tắm xong mẹ bế bé lên. Mẹ dùng khăn lau sạch người, chú ý cổ, nách và các nếp gấp, kẽ chân tay và mông.
  • Mẹ bế bé cuốn vào khăn khô, lau khô người cho bé, mẹ lau sạch kẽ tay kẽ chân.