Return to site

Cách sử dụng túi nhai ăn dặm cho bé

December 16, 2020

Túi nhai ăn dặm tuy mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và mới được một số các mẹ chọn sử dụng. Thế nhưng trên thế giới, túi nhai ăn dặm khá phổ biến (đặc biệt là túi nhai ăn dặm của Nhật), không chỉ dùng để giúp trẻ tập làm quen với thức ăn thô, mà nó còn giống như một công cụ hỗ trợ quá trình mọc răng sữa của trẻ cực kỳ hiệu quả. Cùng babyparadise tìm hiểu mẹ nhé

1. Túi nhai ăn dặm là gì?

  • Túi nhai ăn dặm là dụng cụ mang dạng túi với hình dáng trông như một núm vú giả. 
  • Phần thân có nhiều lỗ giúp cho nước và chất bột từ thức ăn ở bên trong dễ dàng lọt qua mỗi khi bé nhai thức ăn. 
  • Thường làm từ chất liệu silicone kháng khuẩn hoặc ở dạng túi lưới.

2. Nên dùng túi nhai ăn dặm loại Silicone hay loại lưới?

  • Loại túi nhai chống hóc silicone 100%, không có thành phần nhựa , an toàn và dễ làm sạch được ưa chuộng hơn.
  • Đối với túi nhai dạng lưới vải, bố mẹ thường gặp khó khăn khi vệ sinh túi nhai. Thức ăn thường bị mắc kẹt vào lưới, và rất khó để lấy ra.

Có mẹ chia sẻ: Lần đầu tôi mua túi nhai ăn dặm dạng lưới, và tôi đã thử cho con ăn chuối bằng túi nhai này. Tôi đã phải bỏ đi và mua một loại túi nhai bằng silicon khác vì đã không thể vệ sinh loại lưới này. Tuy nhiên vẫn có những loại túi nhai dạng lưới dùng khá tốt.

3. Cách sử dụng túi nhai ăn dặm đúng chuẩn

Túi nhai khá đơn giản và không phức tạp khi sử dụng.

  • Chọn một số thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của con
  • Vệ sinh, tiệt trùng túi nhai cho bé
  • Mở nắp và cho thức ăn vào bên trong túi lưới hoặc túi silicon
  • Đóng nắp thức ăn
  • Tháo nắp đậy (nếu loại bạn dùng có nắp đậy)
  • Đưa túi nhai cho bé và ngắm nghía khuôn mặt ngộ nghĩnh của con trong khi thưởng thức những món ăn mới.
  • Khi con ăn xong, đổ thức ăn thừa ra, rửa sạch, sấy khô và bảo quản.

4. Tác dụng của túi nhai ăn dặm

  • Bé sẽ chủ động tự cầm đồ ăn lên, nhờ vậy tay cầm đồ ăn và miệng nhai sẽ được phối hợp khéo léo hơn.
  • Lưỡi bé làm việc cũng linh hoạt hơn, biết đưa thức ăn vào bên trong miệng, nhờ đó mà phản xạ nhai, nuốt thức ăn của bé cũng tốt hơn nhiều".

Dưới đây là những tác dụng của túi nhai ăn dặm:

  • Ưu điểm nổi bật nhất là  chống hóc cho trẻ,  bố mẹ không phải lo lắng về nguy cơ bị hóc thức ăn nữa
  • Túi nhai có thể thay thế cho núm vú giả; đến thời kỳ tập ăn dặm, túi nhai cũng được dùng để cho bé ngậm mút giống như khi bú sữa bình thường.
  • Túi nhai giúp bé làm quen với thức ăn dạng thô khi mới tập ăn dặm.
  • Với thiết kế đặc biệt với nhiều lỗ nhỏ, túi nhai có thể lọc và loại bỏ các loại hạt cứng từ trái cây, lớp ruột xơ ráp hoặc các loại tạp chất xơ cứng khác mà dạ dày của trẻ chưa thể tiêu hóa được.
  • Hỗ trợ tốt cho trẻ trong quá trình mọc răng sữa. Bố mẹ có thể đặt vào túi nhai các loại thực phẩm đông lạnh (các loại trái cây đông lạnh, sữa mẹ…) và cho bé sử dụng. Nhờ nhiệt độ mát lạnh của đồ ăn, bé sẽ cảm thấy nướu bớt sưng và đau nhức.

5. Túi nhai ăn dặm dùng cho bé từ mấy tháng

Túi nhai ăn dặm được sử dụng như công cụ hỗ trợ cho quá trình ăn dặm của trẻ, giúp trẻ làm quen với thức ăn thô. Tuy nhiên, túi nhai ăn dặm cũng có nhiều nhược điểm, chính là làm bé mất ý thức chủ động khi tiếp cận với đồ ăn:

  • Bởi vì thiết kế của túi nhai tạo ra sự ngăn cách giữa trẻ với đồ ăn khi tay không được chạm trực tiếp để cảm nhận độ trơn láng-thô ráp của đồ ăn, răng không được thực hiện đúng chức năng nhai nghiền, lưỡi không có cơ hội rèn luyện tính linh hoạt. 
    • Về cơ bản, kỹ năng nhai nuốt và nhận diện các loại đồ ăn khác nhau của trẻ sẽ bị hạn chế do thay vì được nhai trực tiếp thức ăn thô thì bé chỉ có thể cảm nhận nước ép và bột tiết ra từ túi nhai. 
  • Khả năng vận động tinh của bé cũng có thể bị mai một khi bé sử dụng túi nhai, bởi lúc ấy trẻ không có sự phối hợp hoạt động của tay-mắt để cảm nhận và nhìn thức ăn.
  • Túi nhai ăn dặm không hề phù hợp với các bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy (BLW). Nhiều mẹ có thể nhầm tưởng một điều rằng, khi cho con ăn dặm bằng cách tự cầm túi nhai có nghĩa là bé đã ăn một cách chủ động. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không hề đúng với tinh thần của phương pháp ăn dặm BLW – đó là bé được quyền tự quyết định món mình sẽ ăn, bé muốn ăn như thế nào và ăn bao nhiêu đều là ý muốn của bé.
  • Túi nhai có nhiều góc cạnh và khó để vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, vì vậy Babyparadise khuyên bạn phải vệ sinh NGAY SAU KHI SỬ DỤNG và dùng cọ, cọ kĩ trong các ngóc ngách mà thức ăn còn bám lại.
  • Với những nhược điểm nêu trên, bố mẹ cũng có thể thấy, túi nhai ăn dặm chỉ phù hợp khi bé ở trong 1-2 tháng đầu tập ăn dặm, chứ không phải là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bé khi cần phát triển nhiều kỹ năng nâng cao hơn.
    • Túi nhai chỉ thực sự hiệu quả với các loại rau củ, hoa quả mềm và nhiều nước như chuối, xoài, dưa hấu, bơ… Khi ăn, bé thực sự chỉ nuốt phần nước của các loại thức ăn này và những miếng nhỏ có thể chui qua lỗ túi nhai, còn phần xơ thì sẽ bị bỏ lại. Vì vậy, nếu bé ăn thịt, rau ngót, rau muống… qua túi nhai này, thì thực sự bé chỉ nuốt phần nước, bỏ lại phần bã. Trong khi phần bã cũng có rất nhiều dinh dưỡng, nhất là chất xơ trong rau chủ yếu là ở phần bã.  
    • Hoặc túi nhai này sẽ thích hợp nhất để dùng khi bé mọc răng, cho đồ ăn lạnh vào để bé nhai cho đỡ đau, sưng nướu. 

Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm và có thể dùng túi nhai dặm

  • Có thể ngồi thẳng mà không cần hỗ trợ
  • Biết kiểm soát đầu và cổ tốt
  • Chăm chú xem bạn ăn và với đòi đồ ăn của bạn
  • Chủ động há miệng khi bạn đưa thức ăn đến gần
  • Bắt đầu gặm đồ chơi
  • Kĩ năng cầm nắm của bé phát triển

6. Những loại thực phẩm nào có thể để vào túi nhai ăn dặm cho bé

  • Vì bé bắt đầu ăn dặm vậy nên sự nhạy cảm của hệ thống tiêu hóa bắt buộc cha mẹ phải chọn những loại thực phẩm an toàn, sạch sẽ và không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào.
  • Tốt nhất bắt đầu với những loại hoa quả có vị ngọt nhẹ nhàng, và không nên trộn lẫn nhiều loại hoa quả với nhau.
  • Các loại trái cây dùng qua túi nhai cũng phải dạng mọng nước hoặc có thể dễ dàng làm nát chỉ bằng hàm răng yếu ớt của trẻ.

Một số thực phẩm dưới đây có thể dùng túi nhai:

  • Chuối chín. Cắt thành những miếng nhỏ cho vừa núm nhai.
  • Thanh long trắng hoặc đỏ. Bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ.
  • Dưa hấu, bỏ vỏ xanh, lấy lớp ruột đỏ. Dưa đỏ hay vàng đều được.
  • Táo tươi, bỏ vỏ cắt miếng nhỏ dạng tròn để cho bé mút.
  • Nho. Nên dùng nho đã làm mát để vị giác cảm thấy ngon hơn.
  • Cà rốt cắt miếng nhỏ dạng thanh tròn cho bé mút.
  • Sữa mẹ đông lạnh hoặc chỉ đơn giản là nước lọc đông lạnh.
  • Xoài chín, không nên cho bé dùng nhiều và dùng xoài có vị quá chua dễ làm bé sún răng.

7. Các tiêu chí chọn túi nhai cho trẻ ăn dặm tốt

    • Chất liệu: 2 loại là silicon y tế hoặc lưới vải mềm, trong đó, silicon an toàn và chất lượng hơn.
    • Thiết kế: Sản phẩm phải chắc chắn để đảm bảo bé không nuốt cả túi nhai vào miệng, phần chốt phải to hơn miệng đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ nên chọn túi nhai trong suốt để tránh lẫn với màu thực phẩm.
    • Thương hiệu: Mẹ nên chọn mua túi nhai ở những thương hiệu uy tín để yên tâm hơn về sản phẩm, vì túi tiếp xúc trực tiếp với miệng bé.

    8. Bé có thật sự “nhai” khi sử dụng túi nhai ăn dặm?

    • Nhai là quá trình nghiền thức ăn thành những miếng nhỏ, dùng lưỡi để đảo và trộn đều thức ăn trong miệng rồi nghiền đến khi nhỏ để nuốt. Chính vì vậy, khi sử dụng túi nhai ăn dặm, trẻ không thật sự nhai thức ăn mà chỉ là cắn, nghiến cho thực phẩm nhuyễn ra và nuốt nước tiết ra từ thức ăn chứa trong túi nhai.
    • Ngoài ra, trẻ cũng không được tự cầm nắm thức ăn nên trẻ không thể cảm nhận được hình dáng, màu sắc cũng như cảm nhận rõ mùi vị của thức ăn trẻ ăn khi sử dụng túi nhai. 
    • Khi dùng túi nhai, miệng trẻ không thể tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nên không thể cảm nhận rõ ràng độ cứng/mềm của thức ăn. Điều này không hề tốt cho sự phát triển xúc giác, vị giác của trẻ.

    9. Túi nhai (ty ngậm) Babuu

    Đặc điểm nổi bật của sản phẩm:

    • Ti giả Babuu Baby được làm từ chất liệu Silicon 100% nên mềm mại như ti mẹ, thiết kế dựa trên đường cong của lưỡi và tạo cho bé cảm giác thích thú như khi được bú ty mẹ, các bé sẽ không cảm thấy lạ lẫm hay khó ngậm.
    • Thiết kế vành ti phù hợp giúp bé có thể thoải mái mút mà không bị xoắn đầu ti hay bị đẩy sâu vào cổ họng.
    • Giúp bé thoải mái ngậm mút, ngủ yên giấc hơn, loại bỏ thói quen ngậm tay, đưa vật lạ vào miệng.
    • Chỉnh nha, chống vẩu, bảo vệ sự phát triển toàn diện của hàm răng.
    • Mát xa, kích thích phát triển cơ hàm, nướu và răng của bé