Return to site

Cách chọn túi trữ sữa tốt & an toàn nhất

December 16, 2020

Túi trữ sữa sản phẩm đồng hành cùng các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách chọn túi sữa, cùng babyparadise khám phá nhé

1. Vì sao cần trữ sữa ?

  • Sau 6 tháng nghỉ thai sản mẹ phải tiếp tục công việc, nhưng trong giai đoạn đó bé vẫn cần đến sữa mẹ.
  • Lượng sữa mẹ tiết ra quá nhiều bé bú không hết, mẹ có thể vắt ra trữ vào tủ lạnh, 
  • Đề phòng khi mẹ bị mất sữa, tắc sữa hoặc mẹ không có nhà thì bé có thể sử dụng lượng sữa đã vắt sẵn

2. Túi trữ sữa là gì? Công dụng?

  • Túi trữ sữa là túi bảo quản đã được tiệt trùng trước, được dùng để chứa và bảo quản một lượng sữa nhất định.
  • Được làm từ nhựa cao cấp, 100% chất nhựa tự nhiên, không chứa chất BPA, an toàn đối với bé.
  • Dễ dàng đóng kín bằng khóa zip tiện lợi để bảo quản và đổ ra khi đến thời gian cho bé ăn.

3. Lợi ích khi sử dụng túi trữ sữa

  • Đảm bảo an toàn, không độc hại với bé: được làm từ nhựa cao cấp, không chứa chất BPA độc hại, an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Thao tác đóng mở dễ dàng tiện lợi: Thiết kế khóa zip tiện lợi, bạn chỉ cần vuốt mạnh mép túi là miệng túi sẽ dính chặt lại. Còn khi muốn đổ sữa ra bình cũng chỉ cần tách phần mép là có thể sử dụng.
  • Giữ được toàn vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ, nếu được sử dụng đúng cách, đảm bảo được yếu tố vệ sinh, tránh làm bé tiêu chảy, nôn trớ khi bú. 
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình. Do đó khi đi làm, đi công tác mẹ cũng có thể mang theo.
  • Có dung tích cụ thể để mẹ theo dõi được lượng sữa mà mình vắt ra. 
  • Túi trữ sữa không chiếm quá nhiều diện tích khi bảo quản ở tủ lạnh hoặc tủ đông.

4. Tại sao nên sử dụng túi trữ sữa để tích trữ sữa mẹ thay vì bình trữ sữa bằng nhựa, thủy tinh?

Tiện ích của bình sữa:

  • Có phần nắp vặn thuận tiện giúp mẹ dễ dàng thay núm ty vào và cho bé bú ngay lập tức. 
  • Khả năng tái chế và sử dụng lại nhiều lần được sau khi tiệt trùng đúng cách.

Tuy nhiên cách bảo quản sữa mẹ dùng bình trữ sữa lâu dài lại không mấy có lợi cho sức khỏe của bé bởi những hạn chế:

  • Thời gian vệ sinh và tiệt trùng bình hoàn toàn làm bằng tay nên vừa tốn thời gian vừa không đảm bảo độ an toàn.
  • Tốn diện tích và không gian tích trữ sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông
  • Trữ sữa trong bình trữ sữa bằng nhựa, thủy tinh thời gian dài sẽ không có lợi cho sức khỏe của bé nếu mẹ không tiệt trùng đúng cách.
  • Về lâu dài, vi khuẩn tích tụ trong phần thành bình mà vẫn được sử dụng để trữ sữa sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa, gây nên những bệnh về đường hô hấp và miễn dịch. 
  • Nếu tích trữ lâu dài thì sẽ tốn kém về mặt kinh tế đầu tư chai lọ

Trong khi đó, túi trữ sữa lại có những ưu điểm nổi bật hơn:

  • Giá thành rẻ.
  • Sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh không có BPA nên an toàn khi sử dụng với bé sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đa dạng mẫu mã, chủng loại, thương hiệu phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của các bà mẹ bỉm sữa mọi phân khúc
  • Đa số các loại túi trữ sữa trên thị trường hiện nay đều được trang bị tính năng khử trùng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn khi lần đầu mở túi.
  • Sản phẩm có phần vạch báo hiệu khi sữa được hâm nóng với nhiệt độ vừa phải giúp mẹ dễ dàng nhận biết để cho bé uống ngay. 
  • Miệng túi trữ sữa có khóa zip kín hoàn toàn rất dễ dàng khi lưu trữ sữa ở tình trạng chân không. 
  • Khả năng trữ sữa an toàn, giữ toàn vẹn chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ
  • Vì chỉ được sử dụng một lần nên túi trữ sữa hoàn toàn không gây nhiễm độc sữa do vi khuẩn như các loại bình chứa thông thường.
  • Không tốn nhiều diện tích khi tích trữ và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tủ đông.
  • Mẹ có thể đặt túi vào phần miệng bình của máy hút để trữ sữa ngay sau khi hút xong

5. Lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa

Để sữa mẹ không bị ảnh hưởng các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn chừa lại ít nhất 2,5cm khoảng cách từ khóa zip đến bề mặt sữa trong túi, giúp túi sữa không bị quá đầy, dễ bị thủng hoặc tràn sữa ra ngoài
  • Tùy theo lượng sữa con dùng mà mẹ mua loại túi trữ sữa có dung tích phù hợp. 
  • Chứa sữa đủ ăn cho bé trong 1 cữ bú, 1 ngày ăn hoặc bằng vạch chia sữa tối đa của túi. Tuyệt đối không nên đổ sữa mới vào túi trữ sữa cũ
  • Trước khi sử dụng sữa cho con, mẹ cần rã đông sữa từ tối hôm trước bằng cách chuyển túi trữ sữa từ ngăn sữa trữ đông qua ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không rã đông cấp tốc bằng lò vi sóng hoặc nước nóng
  • Khi cần dùng sữa, cho túi trữ sữa đã rã đông ngâm trong nước ấm hoặc hâm trong máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để làm ấm sữa vì hầu hết các loại túi trữ sữa đều chịu được nhiệt tối đa khoảng 80 độ C, nếu mẹ cho vào lò vi sóng có thể sẽ làm túi bị biến chất, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
  • Túi trữ sữa đã chuyển xuống ngăn mát để rã đông sẽ chỉ dùng được trong khoảng 24h và không thể trữ đông lại
  • Không cho con bú trực tiếp trên túi trữ sữa, ngay cả khi bé đã lớn
  • Túi trữ sữa đã đựng sữa không nên tái sử dụng để đựng sữa cho lần tới ngay cả khi mẹ đã rửa sạch bằng nước rửa bình và tiệt trùng cẩn thận
  • Nếu trữ sữa trong túi và để ở nhiệt độ phòng thì chỉ sử dụng được trong 4 tiếng, quá 4 tiếng cần bỏ sữa vì vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào sữa mẹ rồi

6. Lưu ý khi chọn mua túi trữ sữa

Các yếu tố quyết định túi trữ sữa chất lượng

Túi trữ sữa chất lượng sẽ cần đáp ứng được những khuyến nghị về thời gian và nhiệt độ lưu trữ sữa như sau:

  • Nhiệt độ phòng: trên 26 độ C, 1 giờ.
  • Nhiệt độ phòng có máy lạnh: dưới 26 độ C, 6 đến 8 giờ.
  • Túi làm mát cách nhiệt: Lên đến 24 giờ.
  • Tủ lạnh: 48 giờ.
  • Ngăn đông tủ lạnh: 2 tuần.
  • Ngăn đông tủ lạnh có cửa riêng: 3 đến 4 tháng.
  • Tủ đông lạnh: 6 đến 12 tháng

Cách chọn túi trữ sữa đúng chuẩn ​

Túi trữ sữa có mặt trên thị trường với nhiều thương hiệu khác nhau, mẫu mã khác nhau. Do vậy để mua được túi đựng sữa mẹ loại tốt nhất các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn chất liệu túi trữ sữa: hãy chọn các túi trữ sữa được sản xuất từ nhựa cao cấp để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
  • Chọn dung tích: mỗi lần các mẹ hút thì được một lượng sữa nhất định. Do vậy nên chọn loại túi có dung tích phù hợp để bé bú được thuận lợi hơn. Tránh tình trạng sữa chưa dùng hết lại dồn tiếp vào sữa mới gây mất khoa học.
  • Chọn thiết kế túi đựng sữa: một số túi trữ sữa có thiết kế thêm khóa để chống không cho sữa tràn ra ngoài. Do vậy các bạn hãy lưu ý.
  • Chọn thương hiệu túi trữ sữa mẹ uy tín: do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên các túi trữ sữa được sản xuất không đảm bảo chất lượng ngày càng nhiều. Để chọn mua được sản phẩm phù hợp các bạn nên mua của những thương hiệu uy tín. Có thể truy cập các trang web nổi tiếng để tham khảo và chọn mua nếu không có thời gian đến trực tiếp cửa hàng.
  • Chọn giá thành: Tùy theo khả năng kinh tế của mình mà chọn sản phẩm túi trữ sữa mẹ cho phù hợp.

7. Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Túi trữ sữa đa phần không nên tái sử dụng, tức là mẹ chỉ nên dùng để trữ sữa 1 lần rồi bỏ. Lý do mẹ không nên tái sử dụng lại:

  • Sau khi mẹ dùng trữ sữa cho bé 1 lần đồng nghĩa với việc túi không còn còn an toàn nữa. Vì lúc mẹ rã đông, túi đã không còn được tiệt trùng như lúc ban đầu
  • Túi trữ sữa chỉ dùng bảo quản sữa trong tủ lạnh. Nếu mẹ muốn trữ sữa khi hút sữa từ chỗ làm mang về hoặc mang đi đâu đó mẹ nên dùng bình thủy tinh, nhựa cao cấp đã tiệt trùng.

8. Túi trữ sữa sử dụng được mấy lần?

Hầu hết các sản phẩm túi đều được hướng dẫn chỉ nên sử dụng một lần duy nhất, sau đó bỏ đi và không tái sử dụng. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm có thể sử dụng được vài lần. Vì thế, trước khi dùng, bạn hãy xem kỹ hướng dẫn để biết cách sử dụng chính xác nhất.

9. Có cần rửa túi trước khi dùng?

  • Túi trữ thường được lưu trữ ở nhiệt độ phòng hoặc để trong tủ lạnh để giữ lâu hơn. Tuy nhiên, mẹ không cần phải rửa túi vì đằng nào cũng rót sữa ra bình để cho bé uống.
  • Trong trường hợp bên ngoài túi bị bám bẩn thì mẹ chỉ cần dùng khăn hoặc giấy để lau đi là được. 
  • Phần miệng túi cần đảm bảo sạch sẽ để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa bên trong.

10. Cách sử dụng túi trữ sữa mẹ như thế nào ?

  • Mẹ xé mép của túi trữ sữa rồi tách khóa Zipper
  • Tiếp đó với sữa mẹ đã được vắt sẵn mẹ đổ vào túi trữ sữa. Sữa mẹ cho vào túi trữ vừa phải, không được quá đầy sẽ khiến miệng túi bị trào.
  • Mẹ ép dẹp túi trữ sữa để bỏ phần không khí thừa ra hết khỏi túi, vuốt nhẹ khóa khóa Zipper lại.
  • Mẹ dùng bút ghi lại thời gian vắt sữa, ngày tháng vắt và cho vào tủ lạnh để bảo quản.

  • Mẹ để túi sữa vào ngăn mát, ngăn đá hoặc tủ đông.

11. Bảo quản sữa mẹ bằng túi trữ sữa như thế nào?

  • Để sữa mẹ trong mỗi túi riêng với lượng sữa thích hợp sử dụng cho bé trong một bữa ăn.
  • Bảo quản sữa trong tủ lạnh mẹ ghi rõ thời gian cho sữa vào túi trước khi cho vào trong tủ lạnh.
  • Khi cần sử dụng sữa cho bé, mẹ chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để qua đêm trước khi sử dụng.
  • Khi mẹ cần sử dụng sữa gấp, mẹ có thể rã đông sữa trong nước ấm hoặc để ở nhiệt độ phòng. Tuyệt đối mẹ không được dùng nước sôi, lò vi sóng hoặc máy hâm sữa để rã đông sữa. Bởi như vậy sẽ mất giá trị dinh dưỡng của sữa.

  • Không mở túi trữ sữa trước khi sử dụng để đảm bảo không khí không lọt vào túi, tránh vi khuẩn xâm nhập vào sữa

12. Túi trữ sữa cảm ứng nhiệt là gì?

  • Đây là một dạng túi trữ sữa đặc biệt có thiết lập tính năng cảm ứng mà các loại khác không có.
  • Tính năng này đặc biệt hữu dụng giúp mẹ biết được tình trạng của sữa trong túi một cách nhanh chóng và chuẩn xác.
  • Bên ngoài túi được thiết kế một vòng tròn cảm ứng nhiệt với nhiều mức độ giúp thông báo cho người dùng biết tình trạng của sữa.
  • Có 3 cấp độ: màu xanh tại nhiệt độ đông lạnh, màu trắng khi sữa bị nóng quá, nửa trắng nửa xanh là nhiệt độ sữa thích hợp để dùng.

13. Túi trữ sữa giá bao nhiêu?

Tùy vào từng sản phẩm, thương hiệu mà mức giá sẽ khác nhau.

  • Những chiếc túi cảm ứng nhiệt thường có mức giá đắt hơn so với túi thường, không được bán từng chiếc mà sẽ được bán theo từng hộp, trong hộp sẽ có nhiều túi để mẹ có thể phân chia lượng sữa luôn cho mỗi lần sử dụng.
  • Thông thường sản phẩm sẽ có mức giá khoảng 46.000 đồng – 200.000 đồng/hộp.

14. Bên cạnh túi trữ sữa mẹ cũng có thể sử dụng bình trữ sữa cho bé

Nếu như lượng sữa của mẹ vừa phải, trong ngày bé có thể uống hết được thì có thể sử dụng bình trữ sữa sẽ tiện lợi hơn. Sau này khi không cần bình trữ sữa thì có thể tận dụng làm bình trữ đồ ăn dặm cho bé cũng được.

Ưu điểm

  • Là một chiếc bình đựng mang lại cảm giác an toàn cho mẹ, được thiết kế từ chất liệu an toàn không chứa BPA
  • Bên ngoài bình có vạch chia thể tích cho mẹ theo dõi lượng sữa trong bình.
  • Bình có thể sử dụng được nhiều lần
  • Dễ dàng vệ sinh bình giống như các bình sữa thông thường
  • Trữ sữa trực tiếp từ máy hút sữa

Nhược điểm

  • Giá thành sẽ cao hơn túi trữ sữa
  • Thường bán theo bộ 2-3 bình trữ sữa nên khả năng trữ sẽ không được nhiều, trong khi đó túi trữ sữa tùy theo từng loại sẽ có từ 30-50 túi zip để sử dụng.
  • Để trong tủ lạnh không tiết kiệm được nhiều diện tích như khi sử dụng dạng túi.
  • Mỗi loại cổ bình tương ứng với mỗi loại máy hút sữa, nên nếu mẹ sử dụng máy hút sữa thương hiệu này, bình trữ sữa thương hiệu khác sẽ rất mất công phải thêm giai đoạn san sữa từ dụng cụ trữ sữa từ máy hút sữa sang bình trữ.

15. Các thương hiệu được tin dùng

15.1. Túi trữ sữa Sunmum

  • Chất liệu LLDPE/LDPE cao cấp, không có BPA, đã được qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt ất an toàn cho bé.
  • Túi đã được tiệt trùng sẵn, đảm bảo sữa mẹ luôn sạch và an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Hai lớp rất chắc chắn với 3 lần khóa zip ở miệng túi đảm bảo chống tràn, chống rò rỉ, giúp bảo quản sữa trong điều kiện tốt nhất (các loại thông thường chỉ có 2 lớp zip).
  • Có lớp mép túi bảo vệ sản phẩm (trước khi sử dụng xé lớp mép bảo vệ để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối 100%).
  • Chữ in giữa lớp túi trong và lớp túi ngoài nên rất an toàn cho bé, không bị xóa nhờ đó mẹ có thể kiểm soát được lượng sữa uống của bé mỗi ngày.
  • Đáy túi hình ovan có thể tự đứng thẳng, tiết kiệm diện tích khi bảo quản trong tủ lạnh

15.2. Túi trữ sữa KICHI

Đặc điểm nổi bật của túi trữ sữa Kichilachi:

  • Túi cảm ứng báo nóng, lạnh
  • Được làm từ chất liệu nhựa cao cấp không chứa BPA, nano chống khuẩn nên rất an toàn cho bé
  • Túi có 2 lớp và khóa Zipper ở miệng túi nên rất chắc chắn không sợ bị rò rỉ hay chảy sữa ra ngoài Chữ in giữa lớp túi trong và ngoài nên rất an toàn cho bé
  • Mặt đáy có thể tự đứng nên dễ dàng xếp gọn gàng và tiết kiệm diện tích sử dụng trong tủ lạnh

15.3. Túi trữ sữa UNIMOM

Ưu điểm:

  • Túi được bảo vệ tối đa với 2 lớp dày dặn cùng khoá kéo 2 lớp ,mẹ có thể xếp chồng các túi sữa lên nhau mà không lo sữa bị trào ra ngoài
  • Chất liệu không chứa BPA, an toàn cho bé yêu yên tâm sử dụng
  • Trên túi có vạch chia thể tích, mẹ có thể kiểm soát lượng sữa cho bé sử dụng một cách nhanh chóng và tiện lợi
  • Phần mực in ở giữa 2 lớp nhựa được đảm bảo an toàn đồng thời có độ bền cao, không bị mất chữ trong thời gian dài
  • Mức giá vừa phải

Nhược điểm

  • Dung tích tối đa chỉ 210 ml, nếu mẹ có quá nhiều sữa trong 1 lần thì sẽ phải dùng khá nhiều túi.

15.4. Túi đựng sữa Medela

Ưu điểm:

  • Túi được làm bằng vật liệu an toàn BPA free
  • Sản phẩm có 2 lớp nhựa bảo quản giúp giữ sữa được lâu hơn
  • Đây là loại túi bảo vệ sữa trước phản ứng oxy hoá cao nhất trong các loại túi chứa sữa hiện nay.

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao

15.5. Túi chứa sữa GB baby

Ưu điểm:

  • Mặt đáy túi được thiết kế có thể tự đứng hoặc xếp gọn lại để xếp vào tủ
  • Thiết kế 2 lớp chắc chắn không sợ trào sữa
  • Túi dung tích lớn đến 250ml, nhưng mẹ có thể chứa đến 300ml
  • Sản phẩm được làm từ nhựa cao cấp, không chứa BPA
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm: Sản phẩm dễ bị làm giả

15.6. Túi trữ sữa Lansinor

Ưu điểm:

  • Được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, không chứa BPA, an toàn cho bé
  • Thiết kế thông minh với phần thân dễ cầm nắm và phần miệng dễ rót sữa ra ngoài
  • Khoá zipper đôi giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và chống rỉ tốt
  • Là một trong những sản phẩm dày và chắc chắn nhất thị trường, được kiểm định chặt chẽ
  • Tương thích với 1 số sản phẩm máy hút sữa giúp hút sữa trực tiếp vào túi

Nhược điểm: Giá thành khá đắt