Return to site

"Tất tần tật" khi dùng tăm bông cho bé

January 17, 2021

1. Các câu hỏi thường gặp khi dùng tăm bông cho bé

1.1. Có nên dùng tăm bông vệ sinh tai và mũi cho bé hằng ngày

Cơ chế tự làm sạch của ống tai

  • Khi có bụi bặm, vật dơ vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng lại, sau đó các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai.
  • Lau tai thường xuyên vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau.

Mỗi khi đẩy tăm bông vào TAI bé, chúng ta đã:

  • Mang vi trùng mới vào tai của bé
  • Đẩy một số ráy tai vào bên trong - đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong 
  • Sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, khiến trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn
  • Dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ trẻ vì mẹ không biết ''độ sâu'' lỗ tai của bé

Tương tự như tai, mũi trẻ cũng vô cùng nhạy cảm và không phải cha mẹ nào cũng biết cách làm sạch mũi trẻ.

  • Không cẩn trọng có thể làm xước niêm mạc mũi bên trong, thậm chí gây chảy máu mũi.
  • Nhiều bé bị đỏ ửng niêm mạc mũi, rát, rất khó chịu do tăm bông cọ vào.
  • Bông quấn ở đầu que có thể sẽ bị mắc lại trong mũi bé, còn gây nguy hiểm hơn nữa.

>> Khi trẻ có rỉ mũi, mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ rồi nhẹ nhàng day dọc sống mũi của bé, rỉ mũi sẽ theo nước muối "trôi" ra ngoài. Không nên dùng que tăm bông ngoáy mũi bé.

1.2. Có nên lau tai cho bé bằng tăm bông sau khi tắm? 

Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được.

1.3. Có cần thiết lấy ráy tai thường xuyên cho bé?

Ráy tai là chất nhầy tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Nhiều người nghĩ nó là chất bẩn, nhưng thực chất không phải vậy:

  • Ráy tai giúp chống nhiễm trùng và làm ấm, bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn xâm hại ống tai.
  • Việc cố loại bỏ ráy tai có thể khiến nó đi sâu hơn vào bên trong và làm tắc nghẽn lỗ tai.
  • Các vật dụng vệ sinh có thể làm tổn thương tai, thậm chí có thể làm điếc tạm thời.

Vì vậy, thực tế các mẹ không cần lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên.

1.4. Khi nào bé cần được lấy ráy tai?

Không phải lúc nào trong tai bé cũng có ráy bẩn. Chỉ lấy ráy tai cho bé khi có những biểu hiện sau:

  • Đau tai, ù trong tai, nghe kém, ngứa, chảy nước…
  • Nếu lâu ngày không lấy ráy tai, những giọt nước nhỏ bắn vào trong tai có thể khiến ráy tai bị vón thành cục ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Vì thế, khi nào mẹ cảm thấy ráy tai của con bị nhiều lên có thể dùng các biện pháp do bác sĩ khuyên dùng để lấy ráy tai cho trẻ.

1.5. Dùng bông ráy tai lấy ráy tai cho bé có an toàn không?

BABY PARADISE cần mẹ lưu ý:

  • Vệ sinh thường xuyên sẽ làm rụng lông tai dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, khiến trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.
  • Các tác động xung quanh vào khi mẹ đang thao tác trong ống tai bé có thể gây lủng màng nhĩ, vì với trẻ màng nhĩ có thể bị thủng rách dưới áp lực nhẹ.

Nếu muốn dùng bông ráy tai lấy ráy tai an toàn cho bé, cần tham khảo:

  • Phải vệ sinh, sát trùng và lau khô tay trước khi dùng bông ráy tai lấy ráy tai cho bé.
  • Thao tác phải thật nhẹ nhàng và tránh lấy vào quá sâu dễ làm tổn thương tai bé.
  • Nên lấy ráy tai cho bé ở nơi ít người, tránh va chạm khi đang thao tác trong tai bé.
  • Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, ba mẹ không dùng bông ráy tai hay vật dụng gì khác để ngoáy tai cho bé

1.6. Cách lấy ráy tai an toàn cho bé

Trường hợp mẹ cần vệ sinh tai cho bé :

Có thể thay thế tăm bông bằng khăn mềm để hạn chế những tổn thương cho bé

  • Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm lau nhẹ xung quanh vành tai cho bé. Sau đó xoắn nhẹ 1 góc chiếc khăn và từ từ đưa sâu vào bên trong tai hơn, tiếp tục xoắn lại.
  • Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài mà không làm hại đến màng tai của bé.

Trường hợp ráy tai cứng khó lấy và màng nhĩ không bị thủng, mẹ nên làm mềm ráy tai tại nhà trước khi đưa bé đi khám lại.

1. Làm mềm ráy tai bằng dầu oliu

Chuẩn bị

  • Một chút dầu oliu.
  • Một chiếc thìa nhỏ hay một bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm nhựa 1ml dùng một lần bán ở hiệu thuốc).
  • Mỗi ngày một lần, tiến hành nhỏ vài giọt dầu oliu vào bên tai cần loại bỏ ráy tai, lặp lại trong vòng 2 tuần.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. 
  • Bước 2: Đổ vài giọt dầu ô liu vào một chiếc thìa cà phê hoặc dùng bơm tiêm nhựa không kim hút một chút dầu.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng kéo vành tai (A).
  • Bước 4: Đổ dầu vào ống tai (C).
  • Bước 5: Day nhẹ gờ bình tai (B) trong khi vẫn kéo vành tai. Lặp lại động tác này nhiều lần để dầu di chuyển sâu vào trong và làm tan ráy tai. Sau khi nhỏ dầu, nên cố gắng giữ bé nằm yên ở tư thế này thêm khoảng 5 phút.

Không có gì nguy hiểm khi thực hiện thủ thuật này nhưng cần thận trọng, chỉ sử dụng một chút dầu oliu.

2. Làm mềm ráy tai bằng dung dịch oxy già pha loãng

Trường hợp này ba mẹ nên làm khi có sự hướng dẫn của bác sĩ

Chuẩn bị

  • Hỗn hợp làm mềm ráy tai: Hòa nước ấm với dung dung dịch oxy già 3% mua ở hiệu thuốc theo tỉ lệ 1:1.
  • Một bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm nhựa 5 ml dùng một lần bán ở hiệu thuốc).
  • Nhỏ hỗn hợp làm mềm ráy tai mỗi ngày 1 lần, trong vòng 3-5 ngày.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. 
  • Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế.
  • Bước 3: Nhỏ hỗn hợp này vào tai cho tới khi ngập ống tai ngoài. Thường cần khoảng 5 -10 giọt. Nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong, làm mềm ráy tai. Động tác này có thể khiến bé khó chịu và phản ứng. 
  • Bước 4: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài.
  • Lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày.

2. Lưu ý gì khi chọn tăm bông cho bé?

    • Tăm bông phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng trên sản phẩm, phải được đóng gói, đóng hộp cẩn thận, sạch sẽ.
    • Nắp gói và nắp hộp phải kín đảm bảo hơi ẩm không xâm nhập được.
    • Khi mở hộp, tăm bông phải có màu trắng sữa, sợi lông mềm. Hai đầu bông phải bó chặt vào thân tăm, đầu bông không bị hở que để đảm bảo an toàn, không tổn thương tai của trẻ và tránh tình trạng bông bị rơi ra khi sử dụng.
    • Thân tăm có độ đàn hồi cao, có ma sát giúp sử dụng thuận tiện và thoải mái.

    3. Cách Chọn Tăm Bông Cho Bé

    3.1. Chọn Độ Dày Đầu Tăm Bông Dựa Trên Nhu Cầu Sử Dụng

    • Làm Sạch Tai: Chọn Độ Dày Bình Thường

    Tai của em bé rất nhỏ, mẹ thường chọn một chiếc tăm bông mỏng và nhỏ. Tuy nhiên, nếu tăm bông quá mỏng và nhỏ, nó có thể chui sâu vào bên trong làm tổn thương tai bé. Sẽ an toàn hơn nếu bạn chọn mua loại tăm bông có độ dày nhất định.

    • Làm Sạch Mũi: Chọn Loại Có Kích Thước Nhỏ

    Loại tăm bông dành cho trẻ em có ưu điểm là kích thước nhỏ,phù hợp làm sạch khu vực mũi của trẻ.

    3.2. Tăm Bông Với Đường Rãnh, Dễ Dàng Làm Sạch Bụi Bẩn

    • Một chiếc tăm bông làm từ bông gòn với những đường lượn sóng ( tăm bông dạng xoắn) thích hợp để loại bỏ bụi bẩn thật dễ dàng.
    • Phù hợp cho trẻ có ráy tai khô với lớp màng mỏng do kiểu thiết kế làm ráy tai dễ vướng vào và làm sạch.

    3.3. Tăm bông dạng ướt hoặc chứa thành phần dầu

    • Tăm bông khi dùng kết hợp với nước và dầu thường sẽ giúp làm sạch tai một cách dễ dàng do dầu và nước làm mềm ráy tai, giúp bạn loại bỏ ráy tai dễ dàng hơn
    • Thành phần dầu giúp chăm sóc và bảo vệ tai sạch sẽ
    • Hạn chế duy nhất khi sử dụng bông tẩm dầu là mức giá thành khá cao.

    3.4. Tăm bông đen, dễ dàng nhìn thấy bụi bẩn

    Loại tăm bông màu đen này cho phép bạn dễ dàng nhìn thấy rõ lượng bụi bẩn bám vào bông, có thể kiểm tra xem tai đã được làm sạch hay chưa.

    3.5. Chú ý bảo quản tăm bông sau khi dùng

    Thông thường, những chiếc tăm bông sẽ được bảo quản trong hộp bằng nhựa, nhưng bạn thường sẽ dễ chạm vào những cây tăm bông chưa sử dụng trong quá trình lấy một sản phẩm ra. Nhiều người cảm thấy điều này thật mất vệ sinh, nhất là khi có nhiều người dùng chung 1 hộp tăm bông.

    4. Bảng so sánh 10 loại tăm bông tốt hiện nay

    Bảng so sánh 10 loại tăm bông tốt hiện nay

    5. Lưu ý khi dùng tăm bông cho bé

    Các nguy hiểm khi sử dụng tăm bông:

    • Dùng tăm bông ngoáy tai cho con và vô tình thọc vào màng nhĩ của cháu
    • Các bé có thể bắt chước theo người lớn sử dụng tăm bông ngoáy tai và gây ra những tổn thương
    • Các vết thương tổn thương màng nhĩ sau khi được điều trị vẫn để lại biến chứng sau này : gây ra Cảm giác chóng mặt, giảm khả năng nghe và các vấn đề khác về thính giác ...

    Để an toàn thì BABY PARADISE khuyên mẹ nên

    • Sử dụng khăn mềm thay cho tăm bông
    • Nếu ráy tai nhiều, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý, nhỏ vào tai 1-2 giọt, 3-4 lần trong ngày để ráy tai mềm và vỡ ra, sau đó làm như trên là được

    6. Top thương hiệu tăm bông an toàn và được tin dùng nhất hiện nay

    6.1. Tăm bông Sakura

    Đặc điểm nổi bật của tăm bông thương hiệu Sakura

    • Chất liệu an toàn: Đầu bông được làm từ 100% cotton mềm mại mang lại cho bé cảm giác dễ chịu khi được mẹ vệ sinh tai hằng ngày.
    • Thân giấy kháng khuẩn: Thân tăm bông được làm bằng giấy quấn chặt giúp cho tăm bông trở nên chắc chắn, thao tác chính xác và an toàn khi sử dụng
    • Đầu bông chứa chất Chitosan (Chitin) chiết xuất từ vỏ tôm cua biển, giúp kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập ngay cả khi hộp tăm mở ra đóng vào
    • Đầu bông với thiết kế 2 đầu dạng xoắn đặc biệt giúp mẹ lấy bụi bẩn từ tai và mũi cho bé dễ dàng hơn.
    • Tăm bông Sakura xốp siêu thấm nước gấp 3 lần thông thường

    Thương hiệu tăm bông Sakura có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau cho nhiều đối tượng và nhu cầu:

    1. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA BABY Xoắn TB12
    2. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA XOẮN ĐEN TB11
    3. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA Shower TB10
    4. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA Trang điểm TB07
    5. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA XOẮN TB03
    6. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA BABY TB02
    7. Tăm bông kháng khuẩn SAKURA Tiêu chuẩn TB01

    6.2. Bông tăm Hàn Quốc MOTHER-K

    Đặc điểm nổi bật của tăm bông Morther - K

    • Được làm từ chất liệu từ 100% bông chất lượng cao: phần đầu được quấn bông thành phần hoàn toàn từ bông chất lượng cao, êm dịu cho làn da nhạy cảm của bé, và không vương lại sợi bông khi sử dụng.
    • Thân tăm bông làm từ cotton chất lượng cao, có thể uốn cong nhẹ nhàng, đảm bảo không làm trầy xước, tổn thương hay gây kích ứng cho làn da bé.
    • Thiết kế an toàn: đầu tăm tròn, được thiết kế nhỏ ở hai đầu và to dần về phía dưới, giúp mẹ vệ sinh tai mũi cho bé nhanh chóng, tránh cho tăm bông vào quá sâu trong tai hoặc mũi bé.
    • An toàn và vệ sinh: tăm bông được xử lý chống khuẩn và đóng gói trong hộp kín, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

    6.3. Bông tăm BABY MOBY

    Đặc điểm nổi bật của Bông tăm Baby Moby

    • Chất liệu cao cấp, an toàn: đầu bông 100% cotton, thấm hút nhanh, nhẹ nhàng và êm dịu ngay cả với làn da nhạy cảm. Thân tăm bông được làm bằng giấy quấn chặt giúp cho tăm bông trở nên chắc chắn, thao tác chính xác và an toàn khi sử dụng.
    • Thiết kế 2 đầu trơn tiện ích: Hai đầu bông trơn với hình dạng giọt nước quấn tròn đều giúp vệ sinh tai êm ái, dùng thấm nước trong tai sau khi tắm, bôi thuốc và vệ sinh các vết thương, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh.
    • Hộp đựng tiện lợi: hộp có nắp quay dễ dàng đóng mở, giúp giữ vệ sinh, tiện lợi cất giữ, bảo quản cũng như mang theo khi đi du lịch, dã ngoại hay di chuyển bên ngoài.

    6.4. Bông tăm vệ sinh LIFE

    Điểm nổi bật của bông tăm an toàn Life Nhật Bản

    • Bông tăm an toàn Life Nhật Bản thương hiệu bán chạy số 1 tại Nhật Bản.
    • Tăm bông với thân làm từ giấy cầm chắc tay giúp vệ sinh chính xác, an toàn và hiệu quả.
    • Đầu bông chứa Chitosan chiết xuất từ vỏ tôm - cua biển giúp kháng khuẩn tự nhiên và an toàn.
    • Dùng cho bé từ sơ sinh trở lên

    Tăm bông an toàn cho bé yêu mà Babyparadise giới thiệu đến Ba Mẹ, Ba Mẹ tham khảo nhé