Return to site

Cách dùng nước muối sinh lý cho bé sơ sinh an toàn

January 14, 2021

Sau khi chia sẻ cho mẹ Tất tần tật về hút mũi cho bé, hôm nay babyparadise sẽ tiếp tục chia sẻ Cách dùng nước muối sinh lý cho bé sơ sinh an toàn

1. Nước muối sinh lý là gì?

  • Nước muối sinh lý là một loại dung dịch được pha chế từ muối và nước theo tỷ lệ 0,9%, nghĩa là: 9g nước muối tinh khiết pha với 1 lít nước, có tính diệt khuẩn cao
  • Được sử dụng để làm thuốc rửa mũi, mắt, tai cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh.

2. Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

  • Chăm sóc mũi: Nhỏ một vài giọt vào mũi để vệ sinh mũi cho bé. Nếu bé bị cảm, nghẹt mũi, phương pháp này còn có tác dụng loại bỏ chất nhầy, giúp thông đường thở cho bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chăm sóc mắt: Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh rất dễ bị chảy nước mắt và đổ ghèn. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt có thể làm trôi đi mầm bệnh, đẩy ghèn ra ngoài, đồng thời làm ẩm và làm dịu bề mặt nhãn cầu của bé.
  • Chăm sóc tai:  mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào vành tai của bé rồi dùng tăm bông lau nhẹ nhàng các ngóc ngách trong tai.

3. Ưu / nhược điểm của nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để vệ sinh tai, mũi, mắt và điều trị nghẹt mũi là phương pháp khá hiệu quả và an toàn bởi:

  • Không chứa bất kỳ hóa chất nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Việc sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng.
  • Mẹ có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ hoặc bạn cũng có thể pha tại nhà, cách thức pha chế rất là đơn giản.

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm và đơn giản nhưng nếu không được dùng đúng cách, nước muối sinh lý cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:

  • Nếu không vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn từ tay mẹ có thể lây nhiễm sang bé khiến bé dễ bị nhiễm trùng.
  • Nếu không cẩn thận mà cho trẻ dùng chung bình nhỏ nước muối với những người khác, bé rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh khác.
  • Nếu sử dụng nước muối sinh lý quá nhiều hoặc nước muối được pha với tỷ lệ không chính xác, bé có thể bị khô mũi, chảy mũi nhiều hơn, khó thở, quấy khóc, buồn nôn, đổ mồ hôi… 

4. Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé bằng nước muối sinh lý

4.1. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi

  • Gạc
  • Nước muối sinh lý
  • Tăm bông
  • Dụng cụ hút mũi cao su. Với đồ hút mũi cho bé, mẹ nên chọn sản phẩm có chất liệu mềm và an toàn để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của bé.

Bước 2: Làm sạch mũi

Trong trường hợp bé bị viêm mũi, mẹ cần dùng gạc lau sạch phần dịch nhầy chảy ra bên ngoài lỗ mũi của trẻ.

Chú ý: Sau khi vệ sinh một bên mũi, mẹ cần thay gạc sạch để tránh lây chéo vi khuẩn giữa 2 bên mũi.

Bước 3: Vệ sinh mũi

  • Nhỏ nước muối sinh lý:
    • Đặt trẻ nằm ngang và giữ đầu bé nghiêng sang một bên.
    • Đưa ống hoặc lọ nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi, bóp nhẹ thành từng giọt (khoảng 2-3 giọt/ bên).
  • Kích thích kéo dịch nhầy ra ngoài:
    • Khi nhỏ nước muối xong, mẹ đặt tay phía gáy của bé để tạo góc nghiêng.
    • Sau đó, dùng tay bóp nhẹ 5-6 lần ở hai cánh mũi, giúp đẩy sâu nước muối sinh lý vào bên trong hốc mũi, kéo dịch nhầy ra dễ dàng hơn.
  • Lấy dịch nhầy ra ngoài:
    • Nhỏ nước muối vào tăm bông
    • Đưa tăm bông vào lỗ mũi, xoáy nhẹ để gỉ mũi.
    • Để vệ sinh lỗ mũi còn lại, mẹ cần đảo đầu tăm bông hoặc thay tăm bông khác để đảm bảo vệ sinh. Tại bước này, mẹ có thể thay thế tăm bông bằng dụng cụ hút mũi để hút tối đa dịch nhầy đọng trong mũi

Bước 4: Vệ sinh lần 2 (nếu cần)

Trong trường hợp bé có dịch mũi đặc quánh, khó vệ sinh hết sau 1 lần, mẹ có thể làm vệ sinh 2 lần, giúp làm sạch triệt để.

Lưu ý khi rửa mũi cho bé:

  • Với trường hợp bé bị viêm mũi, dịch nhầy có màu xanh hay vàng, mẹ cần tăng tần suất vệ sinh mũi cho bé từ 6-8 lần/ngày để đảm bảo mũi bé sạch.
  • Trong trường hợp bé không bị viêm mũi, mẹ không cần dùng dụng cụ hút mũi để tránh tạo cảm giác khó chịu, giảm tối đa nguy cơ gây xước niêm mạc mũi của bé.

4.2. Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Để vệ sinh mắt cho bé sơ sinh bằng nước muối sinh lý, mẹ có thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
  • Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô trùng để vệ sinh riêng từng mắt.
  • Thấm ướt gạc vô trùng bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng từ khóe đến đuôi mắt.

Mỗi ngày, mẹ có thể vệ sinh mắt 3 lần cho bé vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.

4.3. Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý áp dụng với trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tháng tuổi, thực hiện như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé, cho nước muối sinh lý vào bát nhỏ.
  • Luồn miếng gạc để rơ lưỡi và ngón tay trỏ của mẹ chấm vào bát nước muối sinh lý.
  • Một tay mẹ bế bé tựa vào người, tay có ngón tay đeo miếng gạc đặt vào miệng trẻ.
  • Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi, nếu thấy bẩn mẹ làm sạch miếng gạc với nước muối sinh lí và tiếp tục lau.

4.4. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn

Với người lớn, việc rửa mũi trở nên dễ dàng hơn so với trẻ nhỏ.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Khăn/ giấy sạch
  • Nước muối sinh lý

Bước 2: Làm sạch mũi và chuẩn bị tư thế

  • Làm sạch mũi sơ bộ: Hỉ sạch dịch nhầy có bên trong mũi
  • Chuẩn bị tư thế đúng: Nghiêng đầu 45 độ, đủ để nước muối sinh lý chảy sâu vào bên trong, nhưng không bị trôi xuống họng, rửa sạch mũi nhưng không gây sặc.

 Bước 3: Tiến hành rửa mũi

  •  Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào sâu bên trong mũi.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ cánh mũi để kích thích dịch nhầy ra ngoài.
  • Sau 30 giây, xì mạnh để đẩy dịch nhầy ra bên ngoài.

Bước 4: Tiến hành rửa mũi lại nếu dịch nhầy vẫn còn

Lưu ý:

  • Rửa mũi khi đang đói bụng là tốt nhất. Tránh xịt rửa sau khi ăn no bởi nước muối có thể chảy xuống cổ họng gây kích thích
  • Khi sử dụng xi lanh rửa mũi bằng nước muối sinh lý, không nên bơm quá mạnh khiến dịch nhầy bị đẩy sang tai giữa hoặc xuống cổ họng.
  • Trong trường hợp bị viêm mũi, dịch nhầy đặc, tránh hỉ mũi quá mạnh, tạo áp suất lớn làm dịch viêm đẩy ngược lên tai, rất dễ gây viêm tai.
  • Không áp dụng cách rửa mũi cho bệnh nhân bị viêm tai giữa.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và tiệt trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
  • Không dùng chung xi lanh rửa mũi với người khác, tránh làm mầm bệnh lây lan.

5. Cách chọn nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

5.1. Chọn đúng loại theo mục đích sử dụng

  • Nước muối sinh lý được chia làm 3 loại phổ biến: nhỏ mắt mũi, súc miệng và rửa vết thương, tiêm truyền. 
  • Với trẻ sơ sinh thì hiển nhiên phải chọn loại nước muối chuyên dùng để nhỏ mắt, mũi cho con rồi. 
  • Tuyệt đối không dùng loại tiêm truyền, súc miệng, rửa vết thương để vệ sinh mắt, mũi cho con.

5.2. Lựa chọn nước muối sinh lý phù hợp độ tuổi

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn sản phẩm dạng ống đơn liều, đầu tròn nhỏ phù hợp với khoang mũi bé, giúp mẹ dễ dàng thao tác trong việc vệ sinh và không làm tổn thương lớp niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ.

5.3. Lựa chọn thành phần an toàn, nồng độ hợp lý

    • Cần kiểm tra kỹ bảng thành phần xem nồng độ có đạt chuẩn 0,9% không, ngoài nước tinh khiết và muối ăn còn thành phần nào khác? Thành phần bổ sung ấy có an toàn, có gây dị ứng cho hệ hô hấp của trẻ không?
    • Không chọn nước muối sinh lý chứa chất bảo quản
    • Ưu tiên loại vô khuẩn, vô trùng, được đóng gói kín kẽ để không bị nhiễm khuẩn

    Nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9%

    5.4. Lựa chọn nước muối sinh lý có xuất xứ rõ ràng

    Mẹ cần kiểm tra kỹ thông tin in trên bao bì, nơi sản xuất, nhà sản xuất, thời hạn sử dụng, được cấp giấy chứng nhận về an toàn sức khỏe bởi sở Y Tế và được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

    Nên chọn nước muối sinh lý có nguồn gốc rõ ràng

    Nước muối sinh lý an toàn cho bé mà Babyparadise giới thiệu đến Ba Mẹ

    6. Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý cho bé

    Khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đặc biệt quan tâm tới một số điều dưới đây:

    • Tuân thủ hoàn toàn các chỉ định của bác sĩ về quy tắc và tần suất nhỏ 
    • Nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi trước khi ăn và khi bé còn đang thức.
    • Không để đầu ống nhỏ mũi, nhỏ mắt chạm trực tiếp vào mắt, mũi của trẻ.
    • Không nhỏ nước muối sinh lý vào miệng hoặc để trẻ sơ sinh nuốt phải dung dịch.
    • Chú ý vệ sinh tay cùng ống nhỏ mũi, nhỏ mắt bằng xà phòng và nước thường xuyên trước và sau mỗi lần sử dụng.
    • Hãy chú ý theo dõi các triệu chứng phụ và liên hệ bác sĩ nếu chúng kéo dài hoặc xấu đi theo thời gian.
    • Khi rửa mũi cho bé, mẹ không nên mua những lọ nước muối sinh lý chai 500ml (loại dùng để súc miệng) về rồi dùng xilanh bơm trực tiếp vào mũi bé để vệ sinh, có thể làm hỏng niêm mạc mũi của bé.
    • Mẹ không nên nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày vì điều này sẽ khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

    7. Không nên lạm dụng nước muối sinh lý

    Babyparadise lưu ý: việc lạm dụng nước muối cho trẻ sơ sinh và trẻ em để rửa mắt, rửa mũi hàng ngày cho trẻ sẽ gây nhiều tác hại cho trẻ mà các bậc cha mẹ chưa lường hết được:

    • Sử dụng nước muối sinh lý cho bé để rửa mũi thường xuyên sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc
    • Rửa mũi không đúng cách, sai tư thế có thể khiến trẻ đau, chảy máu, thậm chí có thể gây viêm tai giữa.
    • Nước muối sinh lý dùng rửa mắt chỉ nên được sử dụng thường xuyên cho trẻ ba tháng đầu sau sinh, vì lúc này các hốc tự nhiên trong mắt còn bị dính dịch từ cơ thể mẹ lúc sinh ra, trẻ chưa có đủ nước mắt để tự làm sạch 
    • Nếu mắt trẻ đang bình thường, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm mắt bị khô, trẻ có thể bị viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ khi lớn lên.

    8. Các câu hỏi thường gặp khi dùng nước muối sinh lý

    8.1. Có nên dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh?

    Nước muối sinh lý được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng vì công dụng

    • Hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh một số bệnh về mắt, mũi, tai ở trẻ nhỏ 
    • Giúp loại bỏ các chất nhầy trong mũi
    • Làm sạch bụi bẩn trong tai
    • Rửa trôi ghèn trong mắt trẻ để giúp bé trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

    8.2. Có cần nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý cho bé mỗi ngày?

    • Hiện nay chưa có khuyến cáo y khoa chính thống cho việc nhỏ mắt, mũi thường xuyên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi ngày sẽ giúp phòng bệnh cho bé. 
    • Các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh  lý khi bé có các dấu hiệu bất thường vùng mắt, mũi, tai như ghèn vàng, nghẹt mũi,...

    8.3. Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ nhiều có tốt không?

    Mặc dù lành tính và an toàn nhưng nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh nhiều không hề tốt một chút nào.

    • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý quá nhiều làm các chất nhầy tự nhiên bị lấy đi, làm môi trường tại niêm mạc mũi bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm. 
    • Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý quá nhiều cũng làm mắt bé bị khô, thậm chí là gây viêm kết mạc, làm ảnh hưởng tới thị giác của bé

    Trong vòng 3 tháng đầu sau sinh, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mắt cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Sau 3 tháng này, các bác sĩ khoa nhi thường khuyến cáo cha mẹ không nên sử dụng nước muối để vệ sinh mắt, mũi hay tai hàng ngày, nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần trong điều kiện khỏe mạnh.

    8.4. Dùng nước muối sinh lý khi nào

    • Chỉ dùng nước muối sinh lý nhỉ vào mắt khi bé có dấu hiệu viêm nhiễm, ghèn vàng, đau,... 
    • Nếu mắt bé bình thường thì mẹ không nên nhỏ nhiều. Điều này khiến mắt trẻ bị khô, viêm giác mạc, ảnh hưởng đến chức năng của mắt khi lớn lên
    • Khi dùng mẹ cần tránh làm nhiễm bẩn đầu chai thuốc. Không nên dùng nước muối đã mở nắp quá nửa tháng

    8.5. Số lần sử dụng nước muối sinh lý

    Các bác sĩ khuyên không nên nhỏ quá 4 lần/ ngày, nhỏ nhiều không tốt cho cơ thể bé

    9. Các loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

    9.1. Nước muối sinh lý Fysoline

    Ưu điểm

    • Thiết kế bình nhỏ phù hợp với cấu tạo mũi của trẻ
    • Làm sạch mắt, loại bỏ dị vật trong tai, làm loãng dịch nhầy tắc nghẽn trong lỗ mũi trẻ em
    • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm kết mạc, giảm ngạt mũi
    • Thành phần nước muối tinh khiết, hông chứa chất bảo quản
    • Sử dụng được 300 lần xịt

    Nhược điểm: Giá khá cao

    9.2. Nước muối sinh lý Physiodose 

    Nước muối sinh lý cho trẻ em Physiodose :

    • Nồng độ tiêu chuẩn 0,9% an toàn khi sử dụng cho bé
    • Sản phẩm được khử trùng hiện đại, đạt chuẩn chất lượng châu Âu
    • Sát khuẩn vùng mắt, tai, mũi, phòng tránh nhiễm trùng
    • Loại bỏ chất nhầy dư thừa trong niêm mạc, giảm triệu chứng: sổ mũi, chảy mũi, đau rát họng
    • Vệ sinh mắt, tai nhanh chóng và hiệu quả

    9.3. Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%

    • Thành phần dịu nhẹ, đạt chuẩn nồng độ 0,9%, đảm bảo vô khuẩn, vô trùng
    • Giúp rửa mắt, mũi, tai cho trẻ an toàn mà không gây kích ứng
    • Làm loãng dịch nhầy, giữ ẩm niêm mạc mũi, rửa trôi nghèn mắt, làm sạch lỗ tai hiệu quả
    • Thích hợp cho mọi độ tuổi
    • Giá thành phải chăng
    • Babyparadise có giới thiệu sản phẩm nước muối sinh lý Natri Clorid này đến Ba Mẹ, Ba Mẹ tham khảo nhé