Return to site

Tác dụng tinh dầu tràm cho bé & mẹ bầu - sau sinh

March 4, 2021

Nằm trong chuỗi bài chia sẻ các thành phần tự nhiên được dùng cho bé, sau bài giới thiệu về Gối Đinh Lăng, nay babyparadise lại tiếp tục chia sẻ về Cách sử dụng tinh dầu tràm cho bé nhé

1. Tinh dầu tràm là gì? 

1.1. Hiểu đúng về tinh chất dầu tràm

Babyparadise xin lưu ý:

  • Dầu tràm được chiết xuất từ lá cây tràm gió, có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, kháng khuẩn hiệu quả và tránh gió tránh ho, phòng ngừa muỗi chích, kiến cắn. 
  • Có hương thơm dễ chịu nên tinh chất dầu tràm được dùng trong nhiều loại thuốc ho, súc miệng, sát khuẩn.
  • Dầu tràm lành tính nên được sử dụng rộng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người bệnh để phòng cảm mạo, gió máy.

1.2. Thành phần ra sao?

Babyparadise xin lưu ý:

  • Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá của cây tràm hoặc những cây khác thuộc họ tràm như tràm trà, tràm năm gân. 
  • Thành phần chính trong dầu tràm có chứa Cineol - một hợp chất tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe con người và Terpineol - giúp kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, đặc biệt là virus cúm.

2. Cách sử dụng tinh dầu tràm cho bé

2.1. Tinh dầu tràm trà có an toàn cho trẻ nhỏ không? 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù dầu cây trà có vẻ an toàn song lại không an toàn để uống hoặc dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. 

Vì thế khi sử dụng loại tinh dầu này trong nhà, BabyParadise lưu ý bạn như sau: 

  • Không dùng để uống hoặc thêm vào thức ăn.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Lần đầu tiên dùng loại dầu này, bạn nên thử vài giọt lên da xem có bị phản ứng không. Sau 24 giờ, nếu không có phản ứng nào thì bạn có thể tiếp tục dùng.
  • Không dùng cho người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
  • Luôn pha loãng tinh dầu tràm trà với nước hoặc các loại dầu khác khi dùng.
  • Không dùng trực tiếp tinh dầu này ở dạng nguyên chất để cho vật nuôi ăn/uống hoặc thoa lên da.

2.2. Có nên xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh không?

Tinh dầu tràm trà cũng như các loại tinh dầu khác, chứa các hoạt chất mạnh, có thể gây kích ứng đường hô hấp và da của bé. Do đó, mẹ không nên xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh hoặc dùng để tắm hay thoa ngoài da.

2.3. Cách dùng

2.3.1. Dùng dầu tràm trị vết côn trùng cắn cho bé 

Ưu điểm của tinh chất dầu tràm so với các tinh chất dầu khác:

  • Tinh dầu tràm với chiết xuất 100% tự nhiên, không gây kích ứng da bé 
  • Làm dịu nhanh các vết sưng, đau do côn trùng cắn
  • Không nóng như những tinh dầu khác
  • Mùi hương dầu tràm giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon cũng như giúp xua đuổi côn trùng

Có 3 cách dùng tinh dầu tràm đuổi muỗi như sau:

  • Cách 1: lấy một lượng dầu tràm vừa phải thoa đều lên quần áo hoặc chăn gối của trẻ trước khi đi ngủ. Nếu đuổi muỗi cho người lớn thì có thể thoa dầu tràm trực tiếp lên da.
  • Cách 2: cho 3-4 giọt tinh dầu tràm vào máy khuếch tán tinh dầu, mùi dầu tràm sẽ tỏa khắp phòng và xua đuổi muỗi hiệu quả.
  • Cách 3: nhỏ dầu tràm lên khăn giấy và để gần nơi ngủ, mùi dầu tràm sẽ khiến côn trùng không dám đến gần.

 2.3.2. Sử dụng dầu tràm chữa chứng đầy hơi khó tiêu cho trẻ 

Sử dụng dầu tràm massage vùng bụng cho trẻ khi trẻ gặp vấn đề về đầy hơi, khó tiêu.

  • Mẹ hãy xoa 3-4 giọt dầu tràm lên lòng bàn tay, sau đó massage lên bụng bé theo chiều kim đồng hồ, xoa đều từ phía trong ra.
  • Tác dụng của việc này giúp cho vùng bụng của bé được làm nóng, từ đó giúp máu lưu thông nhanh, quá trình co bóp dạ dày hoạt động mạnh và các hơi ứ được đẩy ra ngoài.

2.3.3. Dùng dầu tràm làm sạch không khí 

Trong không khí có rất nhiều hạt bụi, ẩm mốc và vi khuẩn nhỏ, bạn cần “lọc” không khí để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là trong các mùa dịch bệnh. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị một nồi nước đã được đun sôi, nếu có thêm một vài lá sả bên trong càng tốt, hoặc tối ưu hơn là dùng thiết bị xông điện tử (máy khuếch tán tinh dầu).
  • Bước 2: Mẹ hãy cho 3-5 giọt tinh dầu tràm vào nồi nước (hoặc máy) đã chuẩn bị, để hơi nước từ nồi (hoặc máy) bốc lên khắp phòng.

Do có tính kháng khuẩn nên khi được dùng để xông phòng, dầu tràm sẽ góp phần lọc sạch không khí, cho mùi hương dịu nhẹ, góp phần bảo vệ sức khỏe tối đa cho mẹ và bé.

2.3.4. Trị ho cho mẹ bầu, trẻ nhỏ và người già 

Cách chữa như sau: 

  • Với mẹ bầu thì xoa trực tiếp lên vùng cổ, lưng và trước ngực
  • Với trẻ thì xoa tinh dầu lên tay trước sau đó xoa lên ngực bé theo chiều kim đồng hồ.
  • Thành phần cineol với nồng độ cao (40 - 60%) trong tinh dầu tràm giúp diệt khuẩn nhanh giảm ho hiệu quả và giữ ấm tối đa cho vùng da được thoa dầu. 

Cách trị ho bằng dầu tràm này có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

2.3.5. Sử dụng tinh dầu tràm thay sữa tắm cho trẻ 

Dầu tràm không tan trong nước, các mẹ không thể lấy dầu tràm cho trực tiếp vào nước để tắm cho bé được, thay vào đó mẹ có thể sử dụng sữa tắm tinh dầu tràm cho bé

Về công dụng: 

  • Có thể thay thế sản phẩm sữa tắm thông thường để làm sạch da bé
  • Chất Cineol giúp cơ thể trẻ được giữ ấm tránh tình trạng cảm lạnh, ho, sổ mũi... 
  • Chất Terpineol có tính kháng khuẩn giúp bạn chế các bệnh về da cho trẻ như rôm sảy, mẩn ngứa. 
  • Các đặc tính của dầu tràm như sát khuẩn, ngừa nấm da, giữ ấm, xua đuổi côn trùng...

2.3.6. Xoa dầu tràm để giữ ấm cơ thể trẻ sau khi tắm 

�Babyparadise xin lưu ý:

  • Mẹ nhỏ 1 đến 2 giọt dầu tràm nguyên chất vào tay sau đó thoa lên vùng ngực, lưng, bàn tay và bàn chân của trẻ. 
  • Giúp giữ ấm cho bé, khí huyết được lưu thông, đồng thời có mùi hương dễ chịu giúp bé thư giãn.

2.3.7. Dầu tràm giúp phòng ngừa viêm mũi vào mùa lạnh 

Vào mùa lạnh các vấn đề cảm cúm, viêm mũi rất dễ xảy ra cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh:

  • Với mẹ bầu, dùng tinh dầu thoa vào mũi, yết hầu và ngực, còn 
  • Với trẻ sơ sinh thì thoa vào vùng chân, tay, và vớ của trẻ.

2.3.8. Thoa dầu tràm trước khi chuẩn bị ra đường cho bé 

�Babyparadise xin lưu ý:

  • Trước khi cho bé đi ra khỏi nhà ngoài việc trang bị che chắn cẩn thận các mẹ còn nên thoa một ít tinh dầu tràm lên vùng lòng bàn tay và chân, nhỏ vài giọt vào khăn quàng cổ
  • Giúp chống được vi khuẩn, đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ.

2.3.9. Massage thư giãn cho trẻ 

Trẻ em đôi lúc quấy khóc rất nhiều, những lúc này cho thấy trẻ cần được thư giãn, mẹ cần thoa 1 đến 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay mình, sau đó xoa đều 2 tay, 2 chân, phần đùi và mông của trẻ. Mùi hương của tinh dầu tràm làm cho bé thoải mái và bớt quấy khóc hơn

2.4. Lưu ý

Dưới đây sẽ là những lưu ý cực kỳ quan trọng mà mẹ cần lưu tâm để sử dụng tinh dầu trà tràm cho trẻ sơ sinh an toàn.

2.4.1. Liều lượng sử dụng

Liều lượng được các bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ như sau:

  • Nếu là nước tắm cho bé hoặc để xông hơi thì có thể nhỏ 3-5 giọt, massage nên dùng 1 giọt, bôi hay thoa lên lòng bàn chân hoặc những vết bị côn trùng cắn, đốt 
  • Tuyệt đối không nên dùng quá liều lượng sử dụng đã khuyến cáo để tránh những trường hợp bị hậu quả xấu hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

2.4.2. Tránh vùng da nhạy cảm

  • Tinh dầu tràm trà có hoạt tính tương đối mạnh, có thể gây dị ứng ở một số khu vực da nhạy cảm trên cơ thể của bé như cổ, đầu, da mặt…
  • Các mẹ không nên bôi hay thoa trực tiếp. 
  • Không nên thoa lên mũi bé vì có thể làm tổn thương niêm mạc và gây mẫn cảm.
  • Những vị trí được cho là sử dụng dầu tràm an toàn trên cơ thể bé chính là lòng bàn chân khi bị cảm lạnh, lưng hay ngực khi massage.
  • Trong quá trình dùng mà thấy da bé bị nổi mẩn, ngứa ngày hay sưng đỏ thì nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến làn da mỏng manh của trẻ.

Massage cho bé bằng tinh dầu tràm nên tránh vùng da nhạy cảm

2.4.3. Dùng khi cần thiết

  • Tinh dầu tràm chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết như bị côn trùng cắn, bị cảm lạnh hay ho nhiều.
  • Trong lúc bé đang khỏe và hoạt động liên tục, tiết ra nhiều mồ hôi thì cũng không nên thoa dầu tràm, điều đó sẽ làm làn da bị kích ứng. 
  • Những lúc bình thường, mẹ nên cất lọ tinh dầu vào hộc tủ để khi cần có luôn.

2.4.4. Kiểm tra phản ứng của bé trước khi sử dụng cho bé

  • Muốn xem bé yêu nhà mình có bị mẫn cảm với dầu tràm trà không thì các mẹ có thể pha loãng ra rồi thử nhỏ 1 giọt nên vùng da nhỏ xem thế nào.
  • Khi thấy những triệu chứng lạ như dị ứng, mẫn cảm, da mẩn đỏ, ngứa rát, sưng viêm… thì phải dừng lại, không dùng dầu tràm nữa.

2.4.5. Pha loãng kết hợp với dầu nê khi sử dụng

�Babyparadise xin lưu ý:

  • Bởi tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn tương đối mạnh, cho nên không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Còn nếu bé trên 6 tháng tuổi, hoàn toàn có thể kết hợp bằng cách pha loãng tinh dầu với dầu nê trong quá trình sử dụng để hiệu quả tốt nhất.

3. Bà bầu có sử dụng dầu tràm được không? 

3.1. Tinh dầu tràm tốt cho mang thai

3.1.1. Tinh dầu tràm, liệu pháp tốt cho tinh thần phụ nữ mang thai

  • Mang hương thơm đặc trưng, dịu nhẹ từ thiên nhiên, dầu tràm tác động trực tiếp đến khứu giác, dẫn truyền đến não bộ, giúp phụ nữ mang thai cảm nhận tốt hơn và đem đến cảm xúc tích cực. 
  • Tinh dầu tràm còn giúp mẹ bầu tập trung, trí nhớ tốt trong quá trình chuyển dạ.

3.1.2. Tinh dầu tràm giúp đường hô hấp bà bầu khỏe mạnh

Các chuyên gia cũng cho rằng, thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh thi có các mẹ có thể dùng tinh dầu tràm, sẽ là lựa chọn thông minh

  • Dùng để phòng và chống bệnh cực kỳ tốt trong điều trị những bệnh lý về hô hấp như: viêm phế quản, sổ mũi, ho, viêm họng,… vô cùng hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
  • Duy trì sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa của mẹ, ngăn ngừa táo bón 
  • Tình trạng đau đầu sẽ không còn nữa thay vào đó là những cảm xúc tích cực, suy nghĩ thoáng và cởi mở hơn.

3.1.3. Ngăn ngừa muỗi cho bà bầu

  • Hương thơm của tinh dầu tràm sẽ khiến hệ thần kinh của muỗi tê liệt, không còn khả năng nhận biết con mồi, liều mạnh muỗi sẽ bị tiêu diệt.

3.1.4. Tinh dầu tràm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

  • Tinh dầu tràm có tác dụng trị giun, đặc biệt là giun đũa, giúp mẹ xua đi nỗi lo táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

3.1.5. Tinh dầu tràm giúp giữu ấm cơ thể

  • Tinh dầu tràm với tính ấm, sẽ giúp cơ thể mẹ ấm dần lên, tránh cảm lạnh.
  • Khoa học đã chứng minh thì dầu tràm tốt cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

3.2. Những cách phụ nữ mang thai dùng tinh dầu tràm

Mẹ có thể tận dụng tác dụng của dầu tràm để phòng tránh nguy cơ mắc phải cảm lạnh và sổ mũi, theo những cách sau:

  • Xông tinh dầu tràm: 

Khi bị sổ mũi hay nghẹt mũi, khó thở mẹ bầu có thể pha một chút dầu tràm vào nước ấm để tắm, hoặc cho một ít vào chậu nước nóng để hơi nước xông lên mũi. 

  • Cắt cơn ho bằng dầu tràm

Đổ chút tinh dầu vào gan bàn tay hoặc chân,xoa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu cắt cơn ho hiệu quả. 

  • Giảm tình trạng chuột rút:

 Dầu tràm có tác dụng giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng chuột rút về đêm rất hữu hiệu.

  • Phòng sổ mũi

Khi có dấu hiệu sụt sịt, ngoài việc giữ ấm bằng quần áo, mẹ bầu nên cho dầu tràm lên mũi và ngửi trong 5 phút, mẹ sẽ thông mũi và dễ thở hơn.

  • Làm sạch không khí

Mẹ bầu cho một ít dầu tràm vào dụng cụ xông tinh dầu để giúp không khí trong sạch, dễ thở.

  • Dưỡng da cho mẹ bầu: 

Tinh dầu tràm giúp mẹ có làn da mềm mại, thổi bay mụn nhọt

3.3. Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu trong giai đoạn mang thai:

�Babyparadise xin lưu ý:

  • Chọn những loại tinh dầu an toàn cho phụ nữ mang thai, đảm bảo thành phần thiên nhiên và nguyên chất
  • Không uống bất kỳ loại tinh dầu nào khi mang thai
  • Trong giai đoạn thai nghén và mang thai nên sử dụng tinh dầu với liều lượng phân nửa của người bình thường và nên pha loãng với nước ấm trước khi sử dụng
  • Không nên bôi tinh dầu tràm lên các vết thương hở và các vùng nhạy cảm như mắt, miệng, âm đạo, cổ họng,...
  • Không nên sử dụng quá nhiều loại tinh dầu trong quá trình mang thai
  • Thời gian xông theo khuyến cáo chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút để cảm thấy thư giãn, thoải mái, không nên xông quá lâu.
  • Nên lựa chọn tinh dầu phù hợp, đặc biệt đối với những người bị hen, kích ứng với mùi hương, huyết áp cao hoặc đái tháo đường nên nghe bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.
  • Nếu không may bị bỏng do tinh dầu nguyên chất gây ra, cần nhanh chóng dùng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu dừa,... xoa lên vết bỏng để hòa tan phần tinh dầu đó.

4. Công dụng của tinh dầu tràm cho phụ nữ sau sinh

4.1. Công dụng

4.1.1. Tăng lưu thông huyết mạch sau khi đẻ

  • Phụ nữ sau sinh rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch vô cùng nguy hiểm. 
  • Thoa tinh dầu tràm lên vùng có biểu hiện giãn tĩnh mạch, sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

4.1.2. Trị phong thấp, đau dây thần kinh, đau khớp, nhức mỏi

  • Trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển, cơ thể mẹ phải tập trung chất dinh dưỡng cho bé, nên sau sinh phụ nữ thường bị thiếu hụt vitamin D và canxi, dẫn đến tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp, đau đầu gối,... 
  • Khi mang thai,  nồng độ estrogen tăng đột biến làm cản trở hoạt động của vùng khớp và xuất hiện tắc nghẽn gây đau đớn. 
  • Thoa tinh dầu tràm lên vị trí đau, nhức mỏi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng, giúp giảm đau hiệu quả.

4.1.3. Nước rửa tay

Nghiên cứu chỉ ra rằng dầu cây trà có thể tiêu diệt một số vi khuẩn và virus gây bệnh phổ biến bao gồm E. coli, S. pneumoniae và H.enzae.

4.1.4. Thuốc chống côn trùng

  • Nghiên cứu cho thấy, sau 24 giờ dùng dầu cây trà cho bò thì chỉ còn khoảng 49% số ruồi đu bám theo những con vật này so với trước đó.
  • Nghiên cứu ống nghiệm còn cho kết quả rằng dầu cây trà có khả năng đuổi muỗi mạnh hơn DEET, một hoạt chất phổ biến trong thuốc chống côn trùng.

4.1.5. Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh: Khử mùi tự nhiên 

  • Tuyến mồ hôi bị nhiễm vi khuẩn sẽ gây ra mùi khó chịu. Vùng nách của bạn chứa một lượng lớn các tuyến này và chịu trách nhiệm chính cho việc tạo mùi cơ thể. 
  • Dầu cây tràm trà có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này nhờ có khả năng kháng khuẩn tự nhiên.

4.1.6. Sát trùng cho vết cắt nhỏ

Ngoài ra, tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh còn có thể kích thích hoạt động của tế bào bạch cầu để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Để khử trùng vết cắt hoặc vết trầy xước, bạn có thể làm như sau: 

  • Rửa vết thương bằng xà bông sát khuẩn
  • Trộn một giọt dầu cây trà với một thìa dầu dừa
  • Thoa hỗn hợp lên vết thương rồi băng lại
  • Lặp lại việc này một hoặc hai lần mỗi ngày cho đến khi vết thương đóng vảy  

4.1.7. Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh: Giúp trị mụn 

Tinh dầu tràm trị mụn nhờ chứa một số hợp chất kháng khuẩn mạnh, làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá tương tự như thuốc trị mụn benzoyl peroxide. 

Bạn có thể dùng tinh dầu tràm trà trị mụn bằng cách:

  • Trộn 1 phần dầu cây trà với 9 phần nước.
  • Sau khi rửa sạch mặt và lau khô bằng khăn bông thì và thoa dung dịch này lên các vùng mụn mỗi ngày 2 lần.

4.1.8. Điều trị nấm móng tay

Nấm móng rất phổ biến, tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Dầu cây trà đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt nấm móng bằng cách thoa tinh dầu tràm nguyên chất hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác. 

  • Thoa một vài giọt dầu cây trà vào móng tay bị nấm.
  • Hoặc trộn vài giọt tinh dầu tràm trà với tinh dầu dừa rồi thoa lên vùng móng bị nấm mỗi ngày.

4.1.9. Làm nước súc miệng chống sâu răng

Nghiên cứu cho thấy dầu cây trà có thể chống lại vi trùng gây sâu răng và hôi miệng, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám hơn cả chlorhexidine ( Chlorhexidine là một chất khử trùng thông thường trong nước súc miệng)

Cách làm nước súc miệng diệt khuẩn từ tinh dầu cây trà

  • Nhỏ một vài giọt dầu cây trà vào cốc nước ấm.
  • Khuấy đều rồi ngậm trong miệng khoảng 30 giây hoặc lâu hơn. Mỗi ngày súc 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

*Lưu ý: Bạn không nên nuốt dung dịch dầu cây tràm vì có thể gây hại cho sức khỏe. Sau khi súc miệng bằng tinh dầu này xong, bạn nên súc miệng lại bằng nước trắng một lần nữa.

4.1.10. Chất tẩy rửa đa năng 

Nhờ có hoạt tính chống vi khuẩn và nấm mốc mạnh mẽ nên dầu cây trà có thể dùng để vệ sinh bề mặt các vật dụng trong gia đình. 

Bạn có thể sử dụng bằng cách: 

  • Dùng 20 giọt dầu cây trà, 3/4 cốc nước và 1/2 bát (chén) giấm táo trong chai xịt.
  • Lắc đều dung dịch.
  • Xịt trực tiếp dung dịch lên bề mặt và lau sạch bằng vải khô.

4.1.11. Làm dịu viêm da

  • Dầu cây trà có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này. 
  • Có thể giúp giảm bớt các phản ứng khi bị bọ xít đái như giảm ngứa, đỏ và sưng. Các triệu chứng này xảy ra khi cơ thể tiết ra chất histamin để chống lại chất độc của côn trùng. 

Bạn có thể làm dịu viêm da bằng tinh dầu tràm trà như sau: 

  • Dùng 10 giọt dầu cây trà với 1 thìa cà phê dầu ô liu nguyên chất và 1 thìa cà phê dầu dừa.
  • Trộn đều hỗn hợp rồi bảo quản trong lọ kín.
  • Thoa hỗn hợp vào vùng da bị ứng ứng.

4.1.12. Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh là giúp kiểm soát gàu

Tình trạng gàu rất phổ biến, nhất là vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh. Dầu cây trà có thể giúp điều trị gàu hiệu quả mà không cần thuốc. 

Bạn có thể trị gàu bằng cách: 

  • Nhỏ một vài giọt dầu cây trà vào dầu gội.
  • Thoa lên đầu và nhẹ nhàng massage sau đó gội lại bằng nước sạch.

4.1.13. Tẩy mốc trên trái cây và rau quả

Để giữ an toàn cho thực phẩm, bạn có thể dùng tinh dầu tràm để loại bỏ tình trạng này thay vì dùng thuốc chống nấm hóa học độc hại. 

Bạn có thể chống nấm mốc trên rau, quả như sau: 

  • Nhỏ 5-10 giọt dầu cây trà vào bát nước
  • Dùng nước này để rửa rau và trái cây

4.1.14. Giảm bệnh vẩy nến, một tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh

Làm giảm các triệu chứng của bệnh vay nến bằng tinh dầu cây trà. 

Bạn có thể điều trị bệnh vảy nến bằng cách:

  • Nhỏ 10-15 giọt dầu cây trà vào 2 thìa cà phê dầu dừa tan chảy
  • Thoa dung dịch này vào vùng da bị bệnh mỗi ngày 2-3 lần

4.2. Cách dùng tinh dầu tràm cho phụ nữ sau sinh có vóc dáng thon gọn

4.2.1. Thon gọn bắp chân

  • Đầu tiên, bạn rửa chân thật sạch sẽ. Nếu có thể bạn dùng nước ấm để rửa chân như thế lỗ chân lông sẽ giãn nở và bắp chân của bạn sẽ hấp thụ tinh dầu tốt hơn. 
  • Sử dụng 10 - 15 giọt tinh dầu cho mỗi chân. Nhưng thể nhiều hoặc ít hơn tùy theo nhu cầu và thói quen của bạn.

 Các bước massage:

 Bước 1:

 Bước 2: Chà hai lòng bàn tay với nhau cho nóng lên, rồi hai tay chụm lại, đặt ở 2 bên bắp chân, chuyển động đều từ trên xuống dưới theo chiều mũi tên.

 Bước 3: Vẫn tư thế, động tác và cách chuyển động như thế nhưng bạn tăng dần độ mạnh lên.

 Bước 4: Hai tay chụm lại, ôm sát bắp chân. Một tay chuyển động miết theo chiều mũi tên.

 Bước 5: Sử dụng 4 ngón tay mát xa ấn khắp vùng chân, ấn chuyển động từ ngoài vào.

 Bước 6: Sau đó, miết ấn theo chiều mũi tên. Hai tay chuyển động trái chiều nhau. Chuyển động dần từ dưới đầu gối xuống cổ chân.

 Bước 7: Khi mát xa đặc biệt chú ý đến phấn bắp chân chính, khu vực to nhất của bắp chân. Một tay bóp, một tay ấn.

 Bước 8: Dùng tay bóp, ấn chuyển động của khu vực bắp chân theo chiều mũi tên.

 Bước 9: Để tay ở tư thế, các ngón gập lại ngón cái đặt lên trên. Sau đó bóp nhẹ hai bên theo chiều chuyển động của mũi tên.

 Bước 10: Tập trung bóp vào phần nhiều thịt ở bắp chân.

 Bước 11: Dùng các ngón tay miết dọc theo hai bên và phía trên.

4.2.2. Thoa vào bụng và thực hiện massage

Bạn có thể lấy tinh dầu tràm và thực hiện các động tác massage đúng cách nhằm giúp da săn chắc, chống chạy xệ từ đó giúp các mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng, làm ấm cơ thể, giảm đau nhức xương hiệu quả.

5. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

5.1. Chú ý liều lượng sử dụng 

Dù chiết xuất từ 100% tự nhiên nhưng nếu dùng dầu tràm quá liều lượng cũng không tốt, nhất là khi dùng trực tiếp lên da của trẻ dưới 1 tuổi. 

  • Với các trẻ sơ sinh, khi dùng, các mẹ nên pha loãng 1-3 giọt dầu tràm với chút nước ấm trước khi dùng cho trẻ
  • Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, mẹ có thể thoa từ 3 đến 5 giọt dầu tràm lên tay mẹ rồi mới thoa lên da bé.

5.2. Chỉ sử dụng khi cần thiết và đúng trường hợp 

Mặc dù đa dạng về công dụng nhưng tinh dầu tràm không phải thuốc, càng không phải thần dược chữa bách bệnh:

  • Đối với các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng cắn... bạn có thể dùng
  • Với các trường hợp vết thương hở, các bệnh nghiêm trọng liên quan đến hô hấp cấp như hen suyễn, khó thở, thở gấp thì tuyệt đối không được dùng. 

Dù dầu tràm không nóng như những dầu xoa khác trên thị trường, nhưng vẫn có hoạt tính nóng, nếu dùng sẽ làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

5.3. Không sử dụng lên các vùng da nhạy cảm

�Babyparadise xin lưu ý:

  • Trong thành phần tinh dầu có chất diệt khuẩn cũng như có độ nóng nhất định, nếu sử dụng lên các vùng da nhạy cảm như vùng đùi, vùng mặt thì sẽ dễ gây kích ứng. 
  • Tuyệt đối không cho tinh dầu rơi vào mắt cho trẻ, nó sẽ dẫn đến tình trạng nóng rát khó chịu.  

5.4. Tránh xa tầm tay trẻ em 

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì nên để lọ tinh dầu lên các vị trí cao, nơi khuất mắt hoặc xa tầm tay của bé.. nếu uống phải với số lượng lớn (0.5ml trở lên) sẽ gây ra vấn đề như tiêu chảy, nôn nửa, đau bụng,…

Và để yên tâm, chắc chắn nhất, mẹ bầu cũng có thể tự phân biệt dầu tràm bằng cách bỏ túi nhận biết qua quan sát như

  • Dầu tràm nguyên chất thường có màu xanh hoặc vàng nhạt. Nếu để lâu ngày, dầu tràm sẽ ngả sang màu vàng nâu. Với dầu tràm pha, thường có màu vàng tươi, thậm chí là màu vàng đậm.
  • Dầu tràm nguyên chất có độ nhớt, hương thơm có vị ngậy ngậy.
  • Khả năng lưu giữ hương thơm của dầu tràm nguyên chất có thể lên đến 5-6h.

6. Một số tinh dầu phụ nữ mang thai nên và không nên sử dụng

6.1. Những loại tinh dầu phụ nữ mang thai nên dùng:

  • Tinh dầu vỏ bưởi:

 giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần, mùi hương giúp tập trung, tỉnh táo, xóa tan đi mệt mỏi, chóng mặt hay buồn nôn.

  • Tinh dầu cam ngọt:

 giúp tăng cảm xúc tích cực, yêu đời, vui vẻ, bình tĩnh trước mọi vấn đề và đặc biệt phòng tránh cảm cúm, nghẹt mũi.

  • Tinh dầu oải hương:

 giúp mẹ trở về trạng thái cân bằng và thanh thản, xua đi lo âu, mang lại tinh thần thoải mái. Đặc biệt làm giảm các các đau trong quá trình mang thai, giúp mẹ ngủ ngon hơn, sau sinh chỉ cần thoa tinh dầu oải hương sẽ làm mờ đi các vết rạn trên da, chống khô da hiệu quả.

  • Tinh dầu ngọc lan tây:

 Mang theo hương thơm nhẹ nhàng, giúp mẹ giảm stress, lo lắng khi mang thai, đầu óc thư thái hơn.

  • Tinh dầu sả chanh:

 giúp ngủ ngon và đuổi muỗi hiệu quả, sự kết hợp hoàn hảo này mang đến hương thơm dễ chịu, khoan khoái.

  • Tinh dầu phong lữ: 

giúp mẹ giảm căng thẳng, áp lực, tránh trầm cảm sau sinh

6.2. Những loại tinh dầu phụ nữ mang thai nên tránh:

  • Tinh dầu hương thảo:

 Tinh dầu này sẽ khiến mẹ mang thai huyết áp tăng cao đột ngột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

  • Tinh dầu húng quế:

 Tinh dầu này thường được nhiều gia đình chọn để xông phòng, diệt vi khuẩn. Thế nhưng, tinh dầu này có thể khiến tế bào thai nhi phát triển bất thường gây dị dạng,...

  • Tinh dầu xạ hương: 

gây mẫn cảm và tăng co bóp tử cung trong cơ thể mẹ, khiến mẹ cảm thấy các cơn co thắt diễn ra nhiều, đau và khó chịu.

  • Tinh dầu nhục đậu khấu:

 Khiến mẹ bầu tăng tình trạng ảo giác, chóng mặt

  • Tinh dầu đinh hương:

 Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy tinh dầu đinh hương gây hại cho bà bầu, tuy nhiên chúng mang bản chấy gây ra tình trạng máu khó đông mức độ nhẹ, có thể gây nguy hiểm trong quá trình sinh nở, nên mẹ cũng nên tránh xa.

Ngoài ra, một số tinh dầu này mẹ bầu cũng không nên sử dụng: Tinh dầu xô thơm và hoa hồng, tinh dầu hoa chuông, tinh dầu ngải cứu, tinh dầu đỗ tùng, tinh dầu lộc đề xanh,...

7. Mua tinh dầu tràm ở đâu thì uy tín và chất lượng?

�Babyparadise xin lưu ý:

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị bán tinh dầu tràm, bạn có thể tìm kiếm rất dễ dàng trên internet, nhưng thật sự kết quả cho ra quá nhiều và khó xác định được chất lượng. 
  • Trong số các đơn vị bán đó, rất nhiều nơi vì lợi nhuận mà cho ra các sản phẩm kém chất lượng, thành phần pha tạp, sử dụng không khéo sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng nên Babyparadise lưu ý Ba Mẹ nên cẩn trọng.
  • Nếu bạn vẫn còn nhiều lo ngại, không biết nên chọn sản phẩm dầu tràm nào trên thị trường để đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn, vậy Babyapradise khuyên hãy chọn ngay sản phẩm Tinh dầu tràm Củ Nén Mệ Đoan - là sản phẩm từ vùng đất Quảng Trị - nơi những cây dược liệu, thảo mộc quý bất chấp cằn cỗi, năng mưa vẫn vươn mình sinh sôi mạnh mẽ. 
  • Bằng kinh nghiệm, kiến thức của người con lớn lên ở vùng đất Quảng Trị kết hợp với công nghệ khoa học hiện đại, Mệ Đoan muốn trao gửi trọn vẹn bảo vật trời ban này, cho người biết sở hữu, cho người biết tận dụng…