Return to site

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG PHỤ NỮ MANG THAI & SAU SINH

September 10, 2021

Bên cạnh giới thiệu Top phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, hôm nay Babyparadise sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai và sau sinh. 

Bởi vì chúng tôi biết rằng giai đoạn này, răng của các mẹ rất yếu và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, nếu không chăm sóc đúng cách, thì vi khuẩn từ mẹ có thể truyền sang cho bé.

I. Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai

1. Thời điểm mẹ bầu gặp phải bệnh răng miệng

Babyparadise lưu ý:

  • Hầu hết phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết được những thiếu hụt canxi.
  • Nhưng với những người ốm yếu thì tình trạng sụt giảm lượng canxi trong cơ thể khi mang thai là rất thường gặp.
  • Trong giai đoạn thai nhi được khoảng 25 tuần tuổi, hệ xương đang được hình thành một cách mạnh mẽ thì lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn so với các tháng trước đó của thai kỳ.
  • Nếu người mẹ không có đủ canxi và không bổ sung được canxi qua đường ăn uống thì khả năng thiếu hụt canxi sẽ nghiêm trọng.
  • Bệnh đầu tiên gặp phải sẽ là các bệnh liên quan đến răng miệng.
  • Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến con bị sâu răng theo và gặp vấn đề về viêm vòm họng.

2. Một số tình trạng răng miệng hay gặp ở phụ nữ mang thai

2.1 Viêm lợi

Babyparadise lưu ý:

  • Viêm lợi có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết làm tăng đáp ứng quá mức của mô lợi với vi khuẩn. 
  • Rất nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa viêm nha chu của mẹ và tình trạng sinh non, tiền sản giật, trẻ thiếu cân.

2.2 Sâu răng

Babyparadise lưu ý:

Sâu răng có thể xảy ra do sự thay đổi của chế độ ăn uống.

Chẳng hạn như:

  • Tăng ăn vặt, tăng acid trong miệng do nôn.
  • Khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém do buồn nôn và nôn.

2.3 U lợi

Babyparadise lưu ý:

  • U lợi là tổn thương tăng sinh ở mô lợi.
  • Tình trạng này có thể phát triển do thay đổi nội tiết.

2.4 Mòn răng

Babyparadise lưu ý:

  • Có thể xuất phát từ nôn nhiều do ốm nghén. 
  • Thai phụ nên được khuyến khích tránh đánh răng ngay sau khi nôn. 
  • Thay vào đó, mẹ bầu nên súc miệng bằng dung dịch pha loãng 1 cốc nước với 1 muỗng baking soda để trung hoà acid.

3. Tại sao phụ nữ mang thai nên chú ý việc chăm sóc răng miệng?

3.1 Không chăm sóc răng miệng tăng nguy cơ sinh non

Babyparadise lưu ý:

  • Thai phụ thường ăn nhiều bữa với số lượng ít nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó chải sạch những răng hàm bên trong.
  • Hooc - môn nữ tăng cao trong thai kỳ dễ gây viêm lợi hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra viêm nha chu khi mang thai.
  • Khi mang thai, tính chất nước bọt bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Từ năm 1996, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh: Phụ nữ mang thai bị viêm lợi, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần, dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg). 
  • Khi mẹ viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.
  • Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị viêm lợi sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, đây là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân và không khỏe mạnh.

3.2 Không chăm sóc răng miệng tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh

Babyparadise lưu ý:

Răng của bé hình thành từ trong bụng mẹ

  • Mầm răng của bé được hình thành vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. 
  • Từ tuần thứ 16 thai kỳ, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. 
  • Sau đó, thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. 
  • Từ 6-7 tháng sau sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ mẹ sang con

  • Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé (từ ống hút, đũa hay thìa mà người lớn đã sử dụng).
  • Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.
  • Những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này. 

Cách lý tưởng nhất để bắt đầu phòng ngừa răng sâu cho bé là chăm sóc răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.

4. Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai

Babyparadise lưu ý:

  • Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối).
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày.
  • Súc miệng sạch sau khi ăn.
  • Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt.

II. Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ sau sinh

1. Tại sao cần phải chăm sóc răng miệng sau sinh?

1.1 Quan niệm sai lầm

Babyparadise lưu ý:

  • Theo quan niệm về cách chăm sóc răng miệng sau sinh của ông bà, thì sau khi phụ nữ sinh nên kiêng tắm gội không đụng nước, không đánh răng trong vòng ít nhất 1 tháng đầu.
  • Nếu không kiêng sẽ dễ bị hậu sản và ê buốt răng, đau răng thậm chí có thể dẫn đến rụng răng về già.
  • Tuy nhiên, việc kiêng cữ này hoàn toàn phản khoa học. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây các bệnh về răng miệng phát triển. 
  • Bên cạnh đó, sức đề kháng của bà mẹ lúc này yếu hơn bình thường, rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…

1.2 Dễ bị viêm nướu và sâu răng

Babyparadise lưu ý:

  • Trong thời gian thai kỳ, do sự thay đổi cân bằng nội tiết nên nướu rất dễ bị viêm và chảy máu hơn bình thường. 
  • Mặt khác, do sau sinh các bà mẹ thường kiêng cử ít chải răng nên đây sẽ là cơ hội tốt để các vi khuẩn phát triển nên phụ nữ sau sinh rất dễ bị sâu răng và viêm nướu.
  • Phụ nữ sau sinh thường được tẩm bổ nhiều. Chính vì lẽ đó, lượng thực phẩm bám lại trên răng và nướu cũng nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hình thành các bệnh về răng miệng.

1.3 Cảm giác ê buốt răng

Babyparadise lưu ý:

  • Việc sinh em bé không ảnh hưởng xấu đến vấn đề răng miệng. 
  • Nhưng chính những thay đổi của cơ thể, sự thiếu hụt các dưỡng chất: canxi, sắt, vitamin và các khoáng chất khác khiến cơ thể của người phụ nữ yếu đi và dĩ nhiên là răng, nướu cũng thế.

1.4 Vi khuẩn răng miệng có thể lây sang bé

Babyparadise lưu ý:

  • Do không kiềm chế được tình yêu thương dành cho con nên các bà mẹ thường hay ôm và hôn con. 
  • Nếu việc vệ sinh răng miệng không tốt thì chính điều này sẽ làm cho vi khuẩn trong miệng dễ truyền sang con qua tiếp xúc và hơi thở, dẫn tới bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân, đặc biệt là hôn bé mới sinh.

2. Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ sau sinh

Babyparadise lưu ý:

Theo như khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa thì tốt nhất là một ngày sau khi sinh, sản phụ có thể vệ sinh răng miệng bình thường.

  • Đánh răng bằng bàn chải mềm, tốt nhất là nên sử dụng bàn chải mới.
  • Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm tự pha tại nhà nhưng nên chú ý nồng độ vì nếu quá mặn sẽ không tốt cho nướu và răng. Nên chọn nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc với nồng độ là 0,9%.
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa thường xuyên để loại bỏ vụn thưc ăn bám vào kẽ răng.
  • Do cần bổ sung dinh dưỡng để cho có sữa cho bé bú mà phụ nữ sau khi sinh thường ăn nhiều bữa hơn. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại bằng nước muối để làm sạch các mảng bám trên răng. 
  • Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất, bổ sung canxi và uống nhiều nước. Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng ảnh hưởng đến răng và chất lượng sữa cho bé.
  • 6 tháng sau khi sinh em bé, bạn nên khám định kỳ và điều trị các bệnh lý răng miệng phát sinh trong quá trình mang thai như sâu răng, sưng nướu,… 

Babyparadise lưu ý nên trao đổi với bác sĩ là bạn vừa sinh xong để có phương án điều trị tối ưu nhất cho mẹ mà không ảnh hưởng đến bé.

III. Một số lưu ý khi điều trị bệnh về răng miệng cho bà bầu

Babyparadise lưu ý:

  • Các mẹ bầu giai đoạn mang thai mệt mỏi không tránh khỏi những vấn đề răng miệng bất thường.
  • Khi có những biểu hiện về viêm, sâu răng thì cần được điều trị đúng cách.
  • Sau đây là một số lưu ý khi điều trị bệnh răng miệng cho mẹ bầu:

1. Chọn thời điểm thích hợp để trám răng

Babyparadise lưu ý:

  • Việc chăm sóc răng cho bà bầu không hề đơn giản. 
  • Bởi bất cứ dấu hiệu viêm nhiễm nào ở mẹ bầu cũng đều có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Với những mẹ bầu bị sâu răng nặng thì bắt buộc cần lựa chọn giải pháp trám răng hoặc nhổ răng.

Tuy nhiên, cần lựa chọn thời điểm thích hợp nhất.

  • Nên tránh thực hiện trong 3 tháng đầu. 
  • Có thể chọn trám răng hoặc nhổ răng vào thời điểm tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ, hoặc trì hoãn nếu được.

2. Lấy cao răng thường xuyên

Babyparadise lưu ý:

  • Cao răng hay phần vôi răng là nơi lý tưởng cho vi khuẩn có chỗ trú ngụ và hoạt động.
  • Thế nên, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng nên lấy cao răng thường xuyên.
  • Có thể là 3 tháng lấy 1 lần hoặc 6 tháng lấy 1 lần.
  • Đây cũng là cách để mẹ bầu luôn tự tin với hàm răng sáng đẹp, không bị ố màu.

3. Điều trị viêm nướu đúng cách

Babyparadise lưu ý:

  • Người bệnh sẽ không được chỉ định dùng kháng sinh mà sử dụng các loại thuốc nguồn gốc thảo dược. 
  • Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng, nước muối để làm giảm tình trạng viêm. 

Babyparadise lưu ý các bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây hay bất cứ loại thuốc nào khác để điều trị khi có dấu hiệu viêm về răng miệng.

Qua những thông tin trong bài viết này, chắc hẳn các mẹ cũng đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bản thân trong thời kỳ mang thai và sau sinh. 

Từ đó có được hàm răng chắc khỏe và không gây ảnh hưởng đến bé con của mình.

Bố Mẹ có thể tham khảo các mặt hàng Mẹ Bầu - Bé sơ sinh - Quần áo trẻ em 1-3 tuổi của Babyparadise nhé.