Return to site

Đồ dùng cần thiết cho bé ăn dặm

January 14, 2021

Giai đoạn bé tập ăn dặm là khi bố mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhất cho bé. Bố mẹ cần lựa chọn sao được những sản phẩm an toàn và chất lượng cho bé cùng giá cả hợp lý. Cùng Babyparadise chia sẻ kinh nghiệm chọn đồ dùng cần thiết cho bé ăn dặm cho bé nhé

1. Những dấu hiệu nhận biết bé bắt đầu ăn dặm

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bé bắt đầu muốn ăn dặm bao gồm:

  • Bé cảm thấy thèm khi nhìn người lớn ăn: Một số bé sẽ chóp chép miệng liên tục, nhìn một cách say đắm khi nhìn bố mẹ ăn, mẹ có thể đưa một ít thức ăn đã nhai kỹ để xem bé có ăn hay không
  • Bé có thể ngồi vững vào ghế: Việc mà bé có thể bắt đầu ngồi vững vào ghế ăn cũng là một dấu hiệu để cho bé bắt đầu ăn dặm
  • Muốn nếm thử các món ăn trên mâm cơm: Nghĩa là mẹ có thể để bé đến gần mầm cơm và quan sát xem bé cho nhìn vào mâm cơm hay không

Nhưng các bà mẹ lưu ý nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng trở lên bởi nếu chưa được 6 tháng thì thời điểm này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu nên không thể nạp thêm những thức ăn mới

2. Các dụng cụ / đồ dùng cần thiết cho bé ăn dặm

2.1. Khay ăn dặm

  • Mẹ nên chọn những khay ăn có xuất xứ rõ ràng, nguyên liệu sản xuất đảm bảo an toàn tuyệt đối với bé khi bé sử dụng.
  • Sử dụng những chất liệu an toàn, khó vỡ, chịu được nhiệt cao khi bỏ vào lò vi sóng.
  • Khi bé có thể tự cầm đồ ăn mẹ có thể sử dụng khay ăn cho bé, rất phù hợp và tiện dụng với bé.
  • Nên chọn chất liệu sản xuất từ nhựa cao cấp, không chất độc hại an toàn khi bé sử dụng.

khay ăn cho trẻ nhỏ

2.2. Bát ăn

  • Mẹ nên sử dụng những bát được làm chất liệu từ nhựa ,tránh việc bé đánh rơi bát mà khiến bát không bị vỡ. Bát nhựa sẽ vừa an toàn với bé và tiết kiệm với mẹ.
  • Khi bé mới tập ăn dặm mẹ nên chọn những bát nhỏ giúp bé dễ dàng sử dụng và cầm nắm hoặc những bát chống bị đổ.
  • Mẹ nên lưu ý rằng đồ nhựa giả chứa rất nhiều chất độc hại. Nên mẹ cần chú ý lựa chọn mua hàng ở những trang mua hàng uy tín
  • Chọn những bát với chất liệu nhựa tốt, an toàn và có màu sắc và mẫu mã đa dạng, hình ngộ nghĩnh và trang trí bắt mắt sẽ khiến bé thích thú khi sử dụng và tăng khả năng ăn đối với bé.

Bát ăn dặm họa tiết đáng yêu cho bé

Bát ăn dặm 2 ngăn

2.3. Thìa dĩa ăn

  • Bố mẹ nên chọn lựa những loại thìa dĩa có có kích thước nhỏ, để lượng thức ăn vừa với miệng bé.
  • Mẹ có thể lựa chọn những chiếc thìa sản xuất từ chất liệu nhựa cao cấp, an toàn với bé.
  • Thìa thiết kế phù hợp với bé khi mới tập làm quen với chúng, không gây nguy hiểm khi bé sử dụng.
  • Mẹ nên chọn những màu sắc khác nhau, đẹp và bắt mắt sẽ khiến bé thích thú và dễ dàng nhận biết.

Thìa ăn dặm Thái Lan

Thìa ăn dặm Upass

2.4. Yếm ăn

  • Khi bé ăn dặm mẹ nên sử dụng yếm ăn cho bé để tránh thức ăn gây bám bẩn áo bé khi bé ăn.
  • Mẹ nên chọn những yếm ăn không thấm được nước, dễ dàng giặt và nhanh khô, yếm có túi đựng thức ăn của bé rơi vãi.

Yếm silicone ăn dặm cho bé

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại yếm khác nhau đa dạng về màu sắc và mẫu mã. Mẹ có thể lựa chọn cho bé như: Yếm vải, yếm nilon, yếm nhựa, yếm dùng một lần.

Yếm ăn dặm có nút bấm

Yếm ăn dặm cột dây

  • Bố mẹ nên lựa chọn những chiếc yếm vừa vặn với cổ của bé để che được hết phần cổ áo và phần ngực bé, giúp thức ăn không dây vào áo gây bẩn áo.
  • Nên chọn những chiếc yếm làm từ silicon, vải tạo độ mềm mại, không gây khó chịu và gây ngứa khí bé sử dụng yếm.

2.5. Cốc uống nước

  • Giai đoạn ăn dặm bé chưa thể uống được vành cốc như trẻ lớn và người bình thường. Do đó, mẹ nên chọn cốc có mỏ vịt hoặc cốc gắn được ống hút để bé uống nước dễ dàng hơn. Để tăng thêm tính tự lập cho bé, mẹ nên mua cốc tập uống có tay cầm cho trẻ để bé tự uống nước.
  • Nên chọn cốc có tay nắm hai bên để bé cầm dễ hơn, không bị đổ ra ngoài.

Cốc uống nước họa tiết siêu xinh cho bé

2.6. Khăn và giấy ăn

  • Để đảm bảo sạch sẽ cho bé, mẹ nên chuẩn bị thêm khăn và giấy ăn.
  • Nên dùng khăn xô, vừa mềm mại vừa kinh tế. Sau mỗi lần sử dụng, mẹ giặt sạch, phơi khô và sử dụng ở các lần ăn sau, tiết kiệm vô cùng.
  • Trong trường hợp chỉ cần lau ít, vết bẩn nhỏ và không thường xuyên thì mẹ có thể dùng giấy ăn. Lưu ý là mẹ nên dùng giấy ăn sạch, mềm mại để không làm bé khó chịu nhé

Khăn đa năng cho bé

2.7. Bình tập uống nước

  • Là một dụng cụ không thể thiếu khi bố mẹ muốn bé tập làm quen và tự uống nước.
  • Một chiếc bình tập uống nước với hai chiếc quai xinh xắn, phần nắp có van chống sặc và ống hút mềm sẽ giúp bé có thể tập một cách dễ dàng, và bố mẹ không lo bé bị sặc hay đổ nước ướt hết quần áo.

2.8. Ghế tập ăn

  • Ghế giúp bé tự lập hơn trong ăn uống
  • Tiện lợi cho mẹ vì có thể mang đi được nhiều nơi như khi đi du lịch, đi dã ngoại.
  • Giữ bé ngồi yên một chỗ để ăn uống, hạn chế việc vận động nhiều giúp bé tập trung vào việc ăn uống hơn.

2.9. Bình tập ăn dặm

  • Là sản phẩm rất tiện lợi, mẹ không cần vừa bưng bát vừa đút cho bé ăn. 
  • Mẹ chỉ cần để thức ăn vào bình và bóp nhẹ, thức ăn sẽ chảy ra ngoài muỗng

3. Những dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé

3.1. Nồi hấp

  • Nồi hấp là sản phẩm giúp mẹ chế biến đồ ăn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng. 
  • Đây là một vật dụng không thể thiếu trong bộ dụng cụ ăn dặm cho bé hiện nay.

3.2. Nồi, cốc nấu cháo

  • Đây là dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ vô cùng cần thiết, ngày càng được sử dụng phổ biến
  • Cốc được thiết kế với nguyên liệu an toàn cho bé, giúp mẹ tránh được những nguy cơ do những cốc nấu cháo tự chế đem lại (cốc, bát, chén sứ) do đun nóng lâu dưới tác dụng nhiệt
  • Cốc nấu cháo cho bé có thiết kế đơn giản gồm một cốc và một rây nghiền, hộp đựng và thìa ăn cháo. Nếu mẹ muốn cháo nhừ hơn thì có thể ngâm gạo 15-20 phút trước khi cho vào cốc nhé.

3.3. Cân định lượng nguyên liệu

  • Nếu bạn chưa tự tin vào khả năng định lượng của mình, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu thì nên có chiếc cân định lượng nguyên liệu.
  • Lúc này, bạn chỉ cần cho nguyên liệu lên cân theo trọng lượng mà thực đơn hướng dẫn sau đó đem chế biến cho bé yêu là xong. 
  • Vừa đảm bảo chính xác vừa tiện lợi. 
  • Cân định lượng có thiết kế nhỏ gọn nhẹ nên rất tiện sử dụng, bảo quản hay mang đi.

3.4. Máy xay

  • Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, bé trên dưới một hai tuổi chưa thể ăn thô, ăn cháo nguyên hạt thì mẹ nên có máy xay để làm nhuyễn thức ăn. 
  • Mẹ nên chọn máy xay có kích thước vừa phải vì lượng thức ăn của bé không nhiều. 
  • Máy xay nên có chi tiết đơn giản để dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. 

3.5. Bộ dụng cụ chế biến thức ăn dặm

​​Bộ dụng cụ này gồm nhiều món đồ với những công dụng khác nhau:

  • Cối và chày gỗ: Dùng để nghiền
  • Máy vắt cam: Dùng để vắt nước cam cho bé
  • Bàn mài: Dùng để mài củ quả như táo, cà rốt.
  • Lưới rây: Dùng để tách phần nước và phần cái hay lọc. Ngoài ra còn dùng để tách phần bột mịn ra khỏi phần thô, cứng, sống sượng.

Tuy chỉ là những dụng cụ nhỏ nhưng lại khá tiện lợi và cần thiết, giúp chế biến đồ ăn nhanh, lọc mịn nhất để bé ăn và nuốt dễ hơn.

3.6. Hộp đựng thức ăn trữ đông

  • Mỗi khẩu phần ăn của bé ăn dặm không nhiều, mẹ nên chuẩn bị hộp đựng thức ăn trữ đông để khi nào cần nấu, mẹ chỉ cần lấy đồ đã chuẩn bị ra nấu sẽ rất nhanh và tiện lợi.
  • Mẹ có thể phân ra hộp nào là cho buổi ăn nào, khẩu phần ăn các buổi ra sao. 
  • Nên chọn hộp có chất liệu an toàn để không gây hại cho bé như hộp nhựa hoặc hộp sứ, thủy tinh. 

3.7. Bộ dụng cụ định lượng

Mẹ nên sắm cho mình những dụng cụ định lượng để có một khẩu phần ăn khoa học và chuẩn xác nhất cho con yêu.
Bộ dụng cụ định lượng gồm các vật dụng như:

  • Cân định lượng: Dùng để cân khối lượng các thành phần cũng như khẩu phần ăn của bé. Mẹ có thể sắm cân định lượng 0.5 hoặc 1 kg.
  • Ly/cốc định lượng có chia vạch thể tích: Dùng để đong một lượng chính xác dung môi hòa tan, tránh tình trạng bữa đặc/bữa loãng.
  • Muỗng/thìa định lượng: Dùng để nêm nếm gia vị sao cho chuẩn xác nhất tránh tình trạng bữa mặn/bữa nhạt.

3.8. Đồng hồ hẹn giờ

  • Đồng hồ hẹn giờ giúp mẹ căn chính xác thời gian nấu ăn cho bé. 
  • Với những bé mới bắt đầu ăn dặm thì việc thức ăn cần được nấu chín, đúng thời gian là rất quan trọng. 

3.9. Báo cũ hoặc tấm nilon lớn

  • Bé ở tuổi này rất hiếu động, không ngồi yên khiến thức ăn tung tóe ra ngoài, ra nền nhà khiến việc dọn dẹp, vệ sinh càng trở nên vất vả hơn. 
  • Do vậy, khi đặt tấm nilon hoặc tờ báo cũ ở dưới ghế ăn hoặc xung quanh nơi bé ăn sẽ giúp sàn nhà sạch hơn, tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp, lau chùi.

3.10. Sách hướng dẫn ăn dặm

  • Để tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm cho bé ăn dặm cũng như đổi món cho bé ăn hằng ngày thì mẹ có thể mua sách hướng dẫn.
  • Hiện nay có rất nhiều người chia sẻ cách cho bé ăn dặm qua những cuốn sách như Ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm không phải là cuộc chiến… Mẹ có thể tìm được kha khá kinh nghiệm hay và quý báu từ những cuốn sách này đấy.

4. Kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm cần thiết cho bé

4.1. Chọn yếm ăn

  • Bé trong giai đoạn ăn dặm thì việc đồ ăn thức uống rơi vãi, lem luốc là điều khó tránh. Mẹ nên chọn yếm bằng nhựa, giúp mẹ tiết kiệm thời gian vệ sinh, có thể dùng từ lúc bé 6 tháng cho đến năm con 3 tuổi.

Yếm silicon ăn dặm có máng chống bẩn 3D cao cấp

  • Với các bé nhỏ hơn, yếm mềm bằng vải cotton sẽ khiến bé dễ chịu hơn, có thể tận dụng để giữ ấm cho bé. Nên chọn loại dán cũng sẽ tiện lợi hơn là cột dây.

Yếm cho bé ăn dặm (nút bấm)

4.2. Chọn thìa (muỗng)

Baby paradise khuyên mẹ chọn loại thìa làm bằng plastic mềm để tránh làm đau nướu của bé.

Thìa ăn bột nên nhỏ vừa với cỡ miệng của bé và có cán dài vừa phải để dễ điều khiển.

Muỗng/Thìa Ăn Dặm Silicone Siêu Mềm Cán Dài Upass (chính hãng)

4.3. Chọn ghế ăn dặm

    Ghế ăn bằng gỗ:

    • Ưu điểm : rất vững chắc, chống đổ ngã, có dây an toàn cho bé, có thể điều chỉnh được 3-4 mức độ cao thấp cho bé ngồi ăn chung với cả nhà, có thể gấp gọn và dễ dàng lau sạch.
    • Nhược điểm :  nặng nên khó di chuyển, phần thắt lưng lại chỉ buộc quanh bụng, nên các bé dễ đứng lên và trèo ra khỏi ghế.

    Ghế ăn bằng nhựa:

    • Ưu điểm : Khá nhẹ, phần khay ăn có thể tháo rời để cọ rửa, dễ dàng mang theo bên mình, có chiều cao tương đương với ghế ăn người lớn, phù hợp khi bé ngồi cùng bàn ăn với gia đình.
    • Nhược điểm: Không điều chỉnh được mức độ cao thấp.

    Ghế rung đa năng:

    Thích hợp hơn với các bé mới tập ăn, ăn ở tư thế nằm, có độ rung nhẹ và gắn nhạc, có thể treo thêm hình các con vật bắt mắt để bé chơi.

    4.4. Chọn máy xay thực phẩm đa năng

    Mẹ cũng nên chọn mẫu máy có nhiều loại lưỡi dao để chế biến thức ăn có nhiều kết cấu khác nhau (nhuyễn, mịn và thô hơn).

    4.5. Chọn bát (chén) ăn dặm

    • Ban đầu nên chọn những bát đựng thức ăn nhỏ để có thể cầm gọn trong bàn tay. 
    • Chú ý trong việc lựa chọn chất liệu của bát để đảm bảo sức khỏe cho bé, tốt nhất là loại chịu được nhiệt cao, có thể dùng cho lò vi sóng. 

    Bát ăn dặm Beiner

    4.6. Chọn bình nước

    Mẹ nên chọn loại có van chống sặc, quai cầm chắc chắn và xoay được giúp bé cầm thoải mái hơn, ống hút mềm, nắp đậy kín để nước không bị đổ ra ngoài khi bé làm rớt.

    4.7. Chọn cốc nấu cháo

    • Mẹ nên chọn loại có thể kết hợp nấu bột, cháo và cơm nát cho bé
    • Không nên quên chú trọng về chất liệu khi chọn mẹ nhé

    5. Một số lưu ý để chọn mua bộ dụng cụ ăn dặm an toàn

    • Bố mẹ nên chọn các loại dụng cụ ăn dặm làm bằng nhựa/silicon có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Vừa hạn chế rơi vỡ vừa an toàn trong quá trình sử dụng cho trẻ.
    • Dụng cụ phải có kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ không nên sử dụng dụng cụ của người lớn dùng cho trẻ. 
    • Không nên lựa chọn không có chất lượng tốt, đặc biệt các sản phẩm có chứa BPA dễ bị biến chất khi gặp thức ăn nóng hoặc khi quay trong lò vi sóng. 
    • Lựa chọn dụng cụ ăn dặm phù hợp với kinh tế và điều kiện của gia đinh. 
    • Tìm hiểu thông tin kỹ trước khi mua để tránh mua nhầm gây lãng phí. 

    6. Nên chọn mua dụng cụ ăn dặm cho bé ở đâu ?

    Với những người làm mẹ lần đầu thì khá bỡ ngỡ trong việc chọn đồ dùng cho con, đặc biệt là việc chọn mua đồ ăn dặm cho con. Khi chọn mua thì mẹ nên lưu ý đến chất liệu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể tham khảo và chọn mua dụng cụ ăn dặm uy tín, chất lượng với giá cả hợp lí tại Babyparadise mẹ nhé!