Return to site

Khi nào nên cho bé ngủ riêng?

March 24, 2023
  • Sau khi mách cho mẹ Có nên dùng gối chặn và cách chọn cho bé sơ sinh, hôm nay Babyparadise tiếp tục chia sẻ cho mẹ Khi nào nên cho bé ngủ riêng? 
  • Nhiều bà mẹ cho rằng tập cho con ngủ riêng sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn, có lợi cho sự phát triển của bé, giúp bé hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không dựa dẫm vào bố mẹ. 
  • Như vậy, chúng ta có nên cho trẻ ngủ riêng hay không, trẻ bắt đầu tuổi nào thì đã có thể ngủ riêng, và điều gì cần lưu ý? Hãy cùng Babyparadise tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.    

I. Khi nào nên cho con ngủ riêng?

Babyparadise lưu ý:

  • Sau 3 tuổi: Tình mẫu tử hình thành từ lúc trẻ được mẹ mang nặng chín tháng mười ngày, đặc biệt ở giai đoạn trước 3 tuổi, mối quan hệ mẹ con được thể hiện qua sự vuốt ve, bồng bế, chăm sóc. Những thể hiện này càng nhiều thì trẻ càng có tâm lý vững vàng, an tâm. Sau 3 tuổi, trẻ có thể sẵn sàng cho những hoạt động xã hội (học mẫu giáo), tự lập theo độ tuổi (trong đó có tự ngủ một mình). 
  • Khi phụ huynh đã sẵn sàng: Bên cạnh đó, xét về yếu tố văn hóa, có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Ở nhiều nước, phụ huynh thường cho con ngủ riêng ngay từ khi mới chào đời với quan niệm để con tự lập từ nhỏ. Ở nước ta điều này rất hiếm. Vì vậy, không có con số chính xác là mấy tuổi trẻ cần ngủ riêng, quan trọng là phụ huynh đã sẵn sàng hay chưa! 

II. Vì sao nên cho trẻ ngủ riêng?

1. Giới thiệu chung

Babyparadise lưu ý:

    • Theo thống kê, chỉ có khoảng 6% trẻ em ở phương Tây ngủ chung cùng bố mẹ, ở Nhật Bản là 26%, nhưng tại Việt Nam thì tỷ lệ này chiếm đa số. Thậm chí, có nhiều gia đình vẫn ngủ chung với con dù bé đã vào học cấp 1, cấp 2. 
    • Quan niệm ở nước ta cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ, cần được gần ở bố mẹ để yêu thương, chăm sóc và không nỡ xa con. Nhưng trên thực tế, bé ngủ chung với bố mẹ càng lâu thì càng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trong một nghiên cứu gần đây tại Anh, gần 2/3 các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra khi ngủ chung với mẹ. Mặc dù không xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng phần lớn có thể là do bé bị người lớn và mền gối đè lên gây ngạt thở. 

    2. Vì sao nên cho trẻ ngủ riêng?

    Babyparadise lưu ý:

      • Giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh: Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, những ca đột tử ở trẻ sơ sinh có tới hơn 1 nửa trong số đó là do bị mẹ đè lên gây ngạt thở.
      • Hạn chế tình trạng khó ngủ của trẻ: Khi ngủ chung với cha mẹ, trẻ có thể tự hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm, quấy khóc nhiều và do đó trẻ khó vào giấc ngủ hơn, khó tự ngủ lại nếu tỉnh dậy vào ban đêm. Trẻ ngủ cùng bố mẹ bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi của bố mẹ hay thói quen ngủ muộn của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới con. Nếu trẻ tự ngủ trẻ hình thành những thói quen tốt giúp trẻ tự ru mình vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.
      • Tăng tính tự lập: Cho trẻ ngủ riêng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.
      • Tránh những tác động tiêu cực tới tâm lý của trẻ: Nếu trẻ ngủ chung với bố mẹ tới khi lớn, nếu trẻ tỉnh dậy khi đang ngủ có thể gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ như bố mẹ có quan hệ tình dục hoặc bố mẹ cãi cọ, có những hành vi bạo lực gia đình. Những tình huống đó có thể xảy ra và làm chấn động tới tâm lý của trẻ.
      • Có lợi cho sự phát triển của bé: Các chuyên gia nhận định tập cho trẻ ngủ riêng không chỉ giúp bố mẹ có được giấc ngủ sâu hơn, mà còn có lợi cho sự phát triển của con. 
      • Giúp duy trì hạnh phúc gia đình: Cũng theo nhiều nghiên cứu, bé từ 3 tuổi trở lên không nên nằm chung giường với bố mẹ. Bởi vì lúc này con đã có khả năng nhận biết giới tính, dễ bị tác động tới tâm lý tình cảm. Việc không ngủ chung phòng với con còn đảm bảo sự riêng tư cho bố mẹ, duy trì hạnh phúc gia đình.

      III. Lợi ích khi cho trẻ ngủ riêng

      1. Tiết kiệm thời gian của ba mẹ, tăng thời gian ngủ của trẻ

      Babyparadise lưu ý:

        • Thường thì các bé ngủ chung với cha mẹ hay quấy khóc. Trước khi ngủ làm nũng đòi cha mẹ cho ăn, cho uống, cho chơi rồi mới chịu ngủ. Điều này sẽ tạo thói quen không tốt. Vì cha mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian để đáp ứng những đòi hỏi của con và có thể ru bé ngủ.
        •  Vì thế, nếu có phòng ngủ riêng cho bé, bé sẽ ý thức được việc sẽ phải tự ngủ. Vì không có ai để làm nũng và đòi hỏi cả.

        2. Giúp trẻ có giấc ngủ sâu

        Babyparadise lưu ý:

          • Buổi tối là thời gian cha mẹ bé thường trò chuyện về công việc, con cái. Vì thế, cuộc trò chuyện ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
          • Cho bé ngủ phòng riêng là một ý tưởng tuyệt vời lúc này. Bé sẽ được yên tĩnh ngủ ngon mà cha mẹ vẫn có thể trò chuyện hay làm việc.
          • Không gian riêng cho trẻ phù hợp sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

          3. Tập cho bé sự tự tin khi không có cha mẹ ở bên

          Babyparadise lưu ý:

            • Phòng ngủ cha mẹ nên thiết kế gần phòng ngủ của bé để tiện sang mỗi khi bé tỉnh giấc. Tránh trường hợp trẻ tỉnh giấc lâu mà không thấy cha mẹ đến bé sẽ hoảng sợ mà khóc to hơn.
            • Chính vì thế, để bé có thêm sự tự tin cha mẹ cần quan tâm và đồng hành với bé mọi ngày. Dần dần trẻ sẽ tự tin rằng cha mẹ luôn bên mình mà quên đi sự sợ hãi mọi lúc, mọi nơi.

            4. Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ

            Babyparadise lưu ý:

              • Ngoài việc đem đến giấc ngủ ngon,  khi cho trẻ ngủ riêng còn giúp bé tăng khả năng tư duy sáng tạo. Thông qua các đồ dùng, đồ trang trí phòng ngủ trẻ em hay màu sắc xung quanh. 
              • Thu hút ánh nhìn của bé, bé quan sát rồi tưởng tượng trước khi chìm vào giấc ngủ. Vì thế đồ dùng trang trí phòng cho bé lúc này vô cùng quan trọng. Đồ dùng trong phòng ngủ càng nhiều màu sắc, càng đa dạng đồ chơi thì tư duy của trẻ sẽ càng phát triển. 

              5. Hình thành tính cách tự lập cho trẻ

              Babyparadise lưu ý:

                • Việc trẻ tự giác đánh răng, vệ sinh thân thể hay tự giác lấy chăn gối đi ngủ dường như là một điều không thể với những trẻ ngủ chung với cha mẹ. Nhưng với các trẻ ngủ riêng phòng thì lại khác. Các bé đều tự ý thức được những việc bé nên làm trước khi ngủ mà không cần giúp đỡ.
                • Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà bỏ mặc con trẻ trong phòng ngủ của bé một mình. Hãy đến bên cạnh con, khen ngợi, khích lệ con mỗi khi con tự giác. Điều này sẽ làm bé thấy vui, dễ ngủ và ngủ ngon hơn đấy!

                IV. Cần chuẩn bị gì khi cho trẻ ngủ riêng?

                1. Chuẩn bị tâm lý ba mẹ

                Babyparadise lưu ý:

                  • Sẵn sàng tách bé ngủ riêng: việc cho trẻ ngủ riêng là một trong những cách cha mẹ tạo điều kiện để con trưởng thành, không phải là hành động bỏ rơi con như một số phụ huynh nghĩ. Nếu nhìn thấy lợi ích đó, cha mẹ sẽ cho con ngủ riêng. Để yên tâm, phụ huynh có thể đặt máy thu âm bên giường và loa bên phòng mình để tiện việc theo dõi. 
                  • Đặt ra giới hạn: Điều này quyết định việc trẻ có chấp nhận ngủ riêng hay tìm cách trì hoãn. Cho giới hạn là để trẻ biết điều gì được phép làm và không được phép làm. Đến giai đoạn ngủ ở phòng riêng, dù rất muốn về phòng của ba mẹ, trẻ sẽ hiểu điều đó là không được phép và chấp nhận quy định mớinày. 
                  • Có thái độ cương quyết: Để hình thành một thói quen, trẻ cần thời gian để thích nghi và việc bắt đầu ngủ riêng là không dễ với trẻ. Khi bắt đầu ngủ riêng, trẻ thường có xu hướng mè nheo, nài nỉ để được về phòng ba mẹ, vì vậy giai đoạn đầu nếu phụ huynh không cương quyết, cho trẻ về phòng ba mẹ, trẻ sẽ hiểu rằng chỉ cần mè nheo, nài nỉ sẽ không phải tự ngủ một mình. 

                  2. Chuẩn bị tâm lý cho con

                  Babyparadise lưu ý:

                    • Trao đổi trước với trẻ: Để dễ dàng cho trẻ lẫn phụ huynh, việc ngủ riêng cần được tách dần từng bước. Đầu tiên, phụ huynh cần trao đổi với trẻ về việc ngủ riêng này. 
                    • Nhẹ nhàng khuyên nhủ trẻ: Giải thích với trẻ về lợi ích của việc có góc riêng hoặc phòng riêng (được trang trí phòng hoặc chỗ ngủ theo ý thích, tựchọn chăn mền, đèn ngủ…). Việc trao đổi và thảo luận cùng trẻ sẽ giúp trẻ tựđưa ra ý kiến, giúp phụ huynh nắm bắt tâm lý trẻ đã sẵn sàng chưa.  

                    V. Những giai đoạn tách cho con ngủ riêng

                    1. Giai đoạn 1: Cho con ngủ chung với mẹ

                    Babyparadise lưu ý:

                      • Trong vài tuần đầu tiên, việc giữ con ở cùng phòng với mình sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen với cách ngủ và tiếng thở của trẻ, cũng như nhận ra tín hiệu khi con đói. Các chuyên gia cho biết trẻ sơ sinh nên ngủ trong lòng mẹ 3 tuần đầu đời, nhằm đảm bảo phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

                      2. Giai đoạn 2: Cho con ngủ trong cũi riêng ngay bên cạnh bố mẹ

                      Babyparadise lưu ý:

                        • Khoảng thời gian hợp lý nhất để tập cho trẻ ngủ riêng trong cũi (nhưng vẫn còn chung phòng với bạn) là từ 4 - 6 tuần tuổi, duy trì cho đến khi con được 1 tuổi. 
                        • Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có nguy cơ bị đột tử SIDS thấp hơn khi nằm ngửa trên nệm cứng và ngủ trong cùng phòng với bố mẹ. Lưu ý đặt nôi ở nơi an toàn, nằm trong vòng kiểm soát của bạn. Đừng quên kiểm tra giấc ngủ của bé giữa đêm để đảm bảo con ngủ ngon và không có bất cứ điều gì xảy ra.

                        3. Giai đoạn 3: Ngăn cách giữa chỗ ngủ của con và bố mẹ

                        Babyparadise lưu ý:

                          • Khi bé lớn hơn, nên dựng vách hoặc màn ngăn trong căn phòng chung để tạo cảm giác không gian riêng. Bạn cũng cần chú trọng bài trí khu vực ngủ của con bắt mắt, thích hợp, đảm bảo an toàn. Đừng quên dặn bé những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư, chẳng hạn đến giờ ngủ thì “ai về chỗ nấy”, không tự ý xâm phạm... Bố mẹ cần làm gương cho con, nếu muốn vào thăm con cũng nên xin phép trước, tương tự như gõ cửa. 
                          • Lưu ý, việc chung phòng riêng giường chỉ là bước chuyển tiếp, không thể là giải pháp lâu dài vì con vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh nên không có sự độc lập. Mặt khác, trẻ ở chung không gian với bố mẹ vẫn có thể chứng kiến những hình ảnh không nên.

                          4. Giai đọan 4: Động viên con ngủ ở phòng riêng

                          Babyparadise lưu ý:

                            • Trước hết, cần giải thích cho con biết rằng con đã lớn, cần có phòng riêng để tự do chơi và học mà không bị ai làm phiền, đồng thời bố mẹ cũng vậy. Để trẻ thích thú ở riêng, cần chuẩn bị phòng ngủ xinh xắn ở cạnh phòng bố mẹ, nếu bé lớn có thể cùng tham gia trang trí theo ý riêng, có thể cho gấu bông, búp bê hay đồ chơi con yêu thích lên giường cùng...
                            • Mẹ có thể ở lại đây sinh hoạt và chơi cùng bé, rồi vỗ về cho con ngủ để tạo cảm giác thân thuộc với căn phòng, giảm lo lắng. Dặn trẻ rằng bố mẹ ở ngay cạnh, nếu có vấn đề gì quan trọng thì có thể gọi mẹ đến. Những ngày đầu bé sẽ thao thức vì sợ và cô đơn, nhưng dần dần sẽ quen. Mẹ không được mềm lòng ngủ lại với con hay cho con sang phòng mình, sẽ rất khó dứt khoát sau này. Nếu trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì phải tôn trọng cam kết và thực hiện đúng.

                            VI. Khi nào không nên cho con ngủ riêng?

                            Babyparadise lưu ý:

                              • Sức khỏe của bé không tốt: Nếu như trẻ bẩm sinh ra đã có thể trạng yếu ớt hoặc mắc một số bệnh nguy hiểm thì cần có sự chăm sóc toàn diện của bố mẹ, tuân theo yêu cầu của bác sĩ và không nên tập cho trẻ ngủ riêng quá sớm. Nếu muốn, trước hết bố mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ cách cho trẻ ngủ riêng an toàn, phù hợp với điều kiện sức khỏe của con. 
                              • Tâm lý con chưa sẵn sàng: Không ít phụ huynh cố gắng bắt ép con ngủ riêng vì vừa có nhà mới, nghe bạn bè đồng nghiệp khuyên,...Trong khi con đã quen nằm chung với bố mẹ, quyết định đột ngột như vậy dễ khiến bé bướng bỉnh, không chịu nghe lời, hoặc con sẽ cảm thấy bị bố mẹ hắt hủi, bỏ rơi và tổn thương tinh thần. Bản thân bạn cũng sẽ mệt mỏi, bất lực và khó kiên trì tập cho trẻ ngủ riêng. Do đó, bố mẹ phải chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ, thực hiện theo từng bước, giải thích cho con lý do vì sao phải ngủ riêng trước và trong quá trình thực hiện. 
                              • Chưa có phòng riêng phù hợp: Nên tránh cho bé ngủ riêng sớm khi chưa trang bị đủ các điều kiện thích hợp, không đảm bảo được một không gian thực sự thoải mái và an toàn cho con trẻ ngủ. 
                              • Khi sắp có em bé mới: Nếu phải ra ngủ riêng vào giai đoạn này, trẻ dễ hiểu lầm rằng đã bị “ra rìa”, bị bỏ rơi hay bị em bé chiếm chỗ. Điều này có thể gây tổn thương sâu sắc, ngoài cảm giác tủi thân, đaukhổ, con thậm chí có thể nảy sinh ghen tị và căm ghét em bé. Vì vậy, bạn phải thật tế nhị, giải thích cho con hiểu rằng ngủ riêng là vì lợi ích của chính con. 

                              VII. Những lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng

                              Babyparadise lưu ý:

                                • Tạo không gian an toàn: Bố mẹ nên tạo một không gian và các vật dụng thực sự an toàn cho trẻ. Khi trẻ ngủ riêng nên sử dụng các loại chăn mềm mại tránh trẻ bị nghẹt thở khi ngủ, nên để tấm che chắn quanh giường cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất là với trẻ dưới 3 tuổi. 
                                • Không ép buộc con: Không nên ép buộc con ngủ riêng khi cảm thấy con chưa thực sự sẵn sàng, thường xuyên thuyết phục con những điều thú vị khi ngủ riêng để con dần cảm thấy hứng thú với việc ngủ riêng hơn. 
                                • Chia sẻ với con: Nếu trẻ phải ngủ riêng khi sắp có em thì bố mẹ nên tế nhị chia sẻ với con. Đừng để con cảm thấy bị bỏ rơi vì bố mẹ đã có em bé, điều này gây tổn thương sâu sắc tới tâm lý của trẻ. Dẫn tới việc trẻ không thích em, không thích gần gũi em, có khi có những hành vi bạo lực với em bé. 
                                • Trang trí phòng theo sở thích của con: Khi chọn cách trang trí phòng của bé, mẹ nên để bé tự quyết định theo ý thích của mình. Phòng có thể không đẹp hoặc không theo kiến trúc tổng thể của căn nhà nhưng nó có thể giúp bé thích và gắn bó hơn với phòng của mình.
                                • Điều kiện sức khỏe của trẻ có bất thường: Trẻ sinh ra với thể trạng không bình thường, có thể mắc bệnh một số bệnh nguy hiểm, cần được chăm sóc toàn diện của bố mẹ.
                                • Cho bé thời gian chuẩn bị: Thiết lập thời gian ngủ theo chuẩn và làm theo lịch mỗi ngày là điều tốt. Tuy nhiên, bạn không thể kỳ vọng rằng bé có thể nhanh chóng leo lên giường và ngoan ngoãn đi ngủ khi đồng hồ vừa điểm. Bé cần có khoảng thời gian chuyển giao phù hợp. Mẹ có thể đọc sách, cho con nghe nhạc hoặc trò chuyện với con trước giờ ngủ. Rất hiệu quả, mẹ có thể thử xem nhé!
                                • Chú ý đến cảm xúc của con: Mỗi bé sẽ có một chuẩn riêng của mình. Mẹ không nên bắt bé rời khỏi cũi và ngủ giường chỉ vì bé đã 3 tuổi. Thay vào đó, mẹ nên chú ý cảm xúc và cách thể hiện của con để xác định thời điểm thích hợp. Nếu bé chưa sẵn sàng, mẹ có thể vẫn cho bé ngủ trong nôi và quay trở lại giường vào lúc phù hợp.
                                • Đảm bảo nhu cầu giấc ngủ của bé: Trẻ em 3 tuổi cần ngủ một giấc dài khoảng 11 tiếng vào buổi tối và khoảng 1 -2 tiếng rưỡi vào buổi trưa. Tùy theo nhu cầu của bé, mẹ nên chủ động giờ ngủ phù hợp. Thông thường, giờ đi ngủ của các bé sẽ từ 7-9 giờ tối và bé sẽ thức dậy vào 6-8 giờ sáng hôm sau.

                                VIII. Những câu hỏi thường gặp

                                1. Độ tuổi nào nên bắt đầu cho trẻ luyện tập ngủ riêng?

                                Babyparadise lưu ý:

                                  • Quá trình luyện tập đều phụ thuộc vào con bạn, vì vậy không có một độ tuổi cụ thể đặt ra. Độ tuổi để con bắt đầu ngủ riêng thường từ bốn tháng rưỡi tới 5 tháng rưỡi tuổi. Quá trình này có thể điều chỉnh để phù hợp với giai đoạn mọc răng của trẻ. Thật ra, độ tuổi phù hợp phụ thuộc vào cha mẹ của trẻ, không có quy định cụ thể. 

                                  2. Cần phải làm gì khi con sợ và từ chối ngủ một mình?

                                  Babyparadise lưu ý:

                                    • Kể cả khi nỗi sợ của con bạn có vẻ vô lý hay hài hước, sự thật là con bạn đang sợ và bậc cha mẹ không nên thờ ơ. Nếu con bạn sợ quái vật, bạn có thể tạo ra trò chơi như chế tạo thuốc độc, thần chú để giữ con quái vật ở đảo. Một số cha mẹ khác còn “dọa” quái vật ra khỏi phòng, trong khi đó lại có gia đình lựa chọn cách chỉ cho con rằng không có con quái vật nào tồn tại. 
                                    • Việc trẻ sợ bóng tối hay một mình có thể điều chỉnh bằng cách để đèn ngủ hoặc để cửa mở. Tìm ra nỗi lo lắng của con và trấn an chúng là một quá trình dài, vì vậy cha mẹ cần phải kiên trì và cố gắng để con có thể tự ngủ trong phòng. 

                                    3. Làm thế nào để con ngủ riêng vào buổi tối?

                                    Babyparadise lưu ý:

                                      • Một trong những cách hiệu quả nhất trong bước đầu lập kế hoạch tạo thói quen ngủ riêng cho trẻ là hãy để con “được bày tỏ chính kiến”. Hãy để con được chọn câu truyện hay bộ pijama yêu thích. Điều này cũng giúp trẻ cảm thấy an toàn trong chính căn phòng của mình. 
                                      • Bạn có thể cần thêm đèn ngủ, để cửa hờ, hoặc trấn an chúng rằng sẽ không có con quái vật nào dưới gầm giường đâu. 
                                      • Nếu con bạn chợt hoảng sợ và tới gõ cửa phòng bạn, đừng mềm lòng và bình tĩnh dẫn con về phòng của mình mà không khóc lóc, giận giữ hay thất vọng. Nhớ rằng, mọi thứ đều đang trong tầm kiểm soát, mặc dù không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy vậy. 

                                      Vậy là Babyparadise đã làm rõ đôi nét về việc khi nào thì nên cho trẻ ngủ riêng. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có bỏ túi cho mình những kiến thức cơ bản để nuôi dạy trẻ thành công. Tham khảo thêm: https://www.babyparadise.vn/