Return to site

Cách chọn đồ sơ sinh mùa thu đông đầy đủ, tiết kiệm

March 3, 2021

Sau bài chia sẻ về Chất liệu quần áo thích hợp cho trẻ sơ sinh, nay BABY PARADISE chia sẻ với mẹ Cách mua đồ sơ sinh mùa thu đông đầy đủ mà vẫn đảm bảo tiết kiệm nhé

1. Thời điểm mẹ nên mua sắm đồ sơ sinh thu đông

Mẹ có thể bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh trước thời điểm sinh 2-3 tháng.

  • Là lúc mẹ biết được dự kiến cân nặng thai nhi lúc sinh, từ đó chọn size quần áo cho bé phù hợp.
  • Lúc này, bụng bầu chưa quá to, các mẹ đi lại còn dễ dàng. Bạn có thể thoải mái mua đồ và chọn lựa đồ mà không lo mệt mỏi.
  • Có thời gian để giặt giũ, phơi đồ, sắp xếp đồ cho con cẩn thận, kiểm tra danh sách đồ sơ sinh đã đầy đủ chưa, cần bổ sung những gì để mua sắm kịp thời.

2. Nguyên tắc cho mẹ bầu khi chuẩn bị đồ sơ sinh THU ĐÔNG cho bé

2.1. Nguyên tắc chung

  • Chỉ nên mua những thứ mình thật sự cần, đừng mua những gì mình thích. 
  • Liệt kê ra tất cả những gì cần mua sẽ tránh trường hợp mua thiếu và giúp bạn ước tính được chi phí để có sự chuẩn bị trước.
  • Mua đồ sơ sinh dần dần theo từng độ tuổi, tránh tình trạng mua xong không sử dụng được.
  • Trang phục màu trắng an toàn hơn cho bé vì không sử dụng màu nhuộm, giúp mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra những vết bẩn trên áo quần bé.
  • Cần lựa chọn những trang phục phù hợp để đảm bảo giữ ấm  ĐỦ cho bé yêu không bị cảm lạnh, nếu ủ bé quá kín thì bé vẫn sẽ thấy nóng nực và khó chịu.
  • Mua đồ sơ sinh tại các cơ sở uy tín như ở Babyparadise, giúp chị em có thể đổi trả dễ dàng nếu có các vấn đề phát sinh

2.2. Mua sắm đồ sơ sinh  mùa đông cần lưu ý điều gì?

Nếu bạn sinh bé vào mùa đông, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mùa đông bé cần áo dài, quần dài chất liệu mềm, thoáng để mặc bên trong sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn các chất liệu len, lót lông… 
  • Không nên mặc nhiều quá 4 lớp sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. 
  • Chuẩn bị đủ đồ ủ ấm cho bé đề phòng các trường hợp thời tiết quá lạnh hoặc mưa, nồm ẩm mùa đông. 
  • Quần áo nên sắm đa dạng về độ dày mỏng để dễ dàng điều chỉnh khi nhiệt độ thay đổi. 
  • Mẹ nên cân nhắc sử dụng quạt sưởi, đèn sưởi, điều hòa 2 chiều để làm ấm không gian khi bé tắm, tránh cảm lạnh.
  • Đồ mùa đông vừa dày vừa khó khô, mẹ có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ như tủ sấy quần áo hoặc máy hút ẩm.
  • Bộ body : giúp bé giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng rất tốt.
  • Nên dùng tã Merries cho bé thay vì tã xô vì dùng tã xô có thể khiến bé bị ướt cả đồ bên trong lẫn bên ngoài, dễ khiến bé bị nhiễm lạnh

3. Danh sách đồ sơ sinh mùa thu đông cần thiết

a. Trang phục của bé:

1. Áo sơ sinh dài tay: 7-10 cái

  •  Nên lựa chọn chất liệu cotton, độ dày vừa phải
  • Kiểu áo cài vai hoặc buộc dây lệch sẽ giữ ấm bụng cho trẻ tốt hơn

2. Quần sơ sinh dài: 15 cái

  • Số lượng nhiều hơn so với áo vì phải thường xuyên thay giặt vệ sinh cho bé

3. Áo ghi - lê: 3 cái

  • Mặc bên ngoài áo dài tay cho bé khi trời trở lạnh

4. Quần áo bông: 3 cái

  • Giúp giữ ấm cơ thể trẻ trong ngày 
  • Trông bé gọn gàng hơn thay vì quấn nhiều khăn

5. Bộ body liền: 2 bộ

  • Giúp giữ ấm trẻ tiện lợi vì trẻ sơ sinh thường ngọ nguậy đạp chăn khi ngủ các mẹ cần lưu ý.

6. Áo khoác: 1 áo

  • Dùng để khoác bên ngoài cho bé khi ra ngoài

7. Quần đóng bỉm sơ sinh: 15 cái size nhỏ và 15 cái size lớn

8. Bỉm quần: 1 bịch

  • Dùng khi bé đi ra ngoài

9. Mũ đội đầu: 3 cái

  • Dùng để giữ ấm cho đầu bé khi ra ngoài

10. Bao tay: 5 đôi

  • Trẻ sơ sinh có thể ngậm ướt bao tay nên cần mua nhiều hơn tất chân. 
  • Chọn loại bo chun mềm hoặc buộc dây tránh làm hằn cổ tay bé.

11. Tất chân: 5 đôi

  • Các loại tất chân cho trẻ sơ sinh giúp giữ ấm khi bé ngủ.

12. Khăn ủ cho bé: 4 chiếc

  • Khăn ủ sợi trẻ hoặc khăn băng lông giúp quấn trẻ chặt tránh giật mình.

b. Giấc ngủ của bé:

1. Bộ chặn gối: 1 bộ

  • Chăn gối hạt đỗ giúp trẻ sơ sinh đỡ giật mình khi ngủ

2. Chăn đắp: 2 cái

  • Chăn có độ dày vừa phải. Nên mua 1 chăn mỏng, 1 chăn dày để đắp cho bé khi thời tiết thay đổi.

3. Quạt sưởi: 1 chiếc

  • Dùng trong phòng trẻ sơ sinh, đặc biệt khi tắm rửa cho trẻ trong mùa thu đông

4. Màn chụp: 1 chiếc

  • Tránh muỗi đốt cho bé khi nằm.

c. Vệ sinh cho bé:

1. Yếm: 5 cái

2. Nước muối sinh lý

  • Vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

3. Dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp: 1 chai

4. Khăn sữa: 30 cái

  • Mua khăn có nhiều lớp khác nhau, phân loại màu theo mục đích sử dụng để rửa mặt, vệ sinh, thấm sữa.
5. Khăn xô tắm: 3 cái
  • Dùng lau khô trẻ sau khi tắm hoặc vệ sinh cho trẻ.

6. Giấy vệ sinh đa năng: 2 túi

  • Ở nhà mẹ có thể dùng giấy vệ sinh đa năng thấm nước ấm để lau chùi cho bé thay vì dùng khăn ướt

7. Giấy ướt: 3 hộp

  • Mua nhiều kích cỡ khác nhau, dùng ở nhà hoặc mang ra ngoài để đỡ nặng. Mùa thu đông thời tiết nặng, mẹ cần làm ấm giấy ướt trước khi lau cho trẻ.

8. Bỉm dán cho trẻ sơ sinh: 2 gói

  • Mùa thu đông, mẹ nên dùng bỉm dán cho con thay vì miếng lót sơ sinh. Sau khi dùng bỉm dán, mẹ mặc quần dài cho trẻ, vừa vệ sinh lại giữ ấm cho con.

9. Sữa tắm gội: 1 chai

  • Chọn loại sữa tắm gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, ít bọt, không cay mắt.

10. Dụng cụ cắt móng tay: 1 cái

  • Cắt móng tay chân cho bé, tránh để bé cào tay vào mặt

11. Chậu tắm, chậu rửa mặt, chậu vệ sinh: 3 cái

  • Mua mỗi loại 1 chiếc.

12. Miếng lót chống thấm: 2 cái

  • Đặt dưới mông bé mỗi lần vệ sinh cho bé.
13. Nước giặt xả quần áo: 1 chai
  • Chuyên giặt quần áo cho trẻ sơ sinh

d. Chăm sóc sức khỏe cho bé:

1. Dụng cụ hút mũi: 1 cái

2. Cặp nhiệt độ thủy ngân: 1 chiếc

  • Theo dõi nhiệt độ khi thấy bé nóng, sốt.

3. Kem chống hăm: 1 lọ

  • Bôi khi trẻ bị hăm do đóng bỉm, muỗi đốt hoặc rôm sảy

4. Tăm bông cho trẻ sơ sinh: 1 hộp

  • Dùng vệ sinh tai, mũi cho bé hàng ngày.

5. Băng rốn và dung dịch vệ sinh rốn : 5 hộp

  • Băng đến khi bé rụng rốn.

6. Rơ lưỡi: 5 hộp

  • Vệ sinh lưỡi cho bé hàng ngày.

e. Các vấn đề khác:

1. Bình sữa cho bé: 2 cái

  • Chọn loại núm silicon mềm. 2 bình với 2 kích cỡ to nhỏ khác nhau để kịp thời vệ sinh.

2. Dụng cụ rửa bình: 1 bộ

  • Giúp rửa bình và núm ti.

3. Nước rửa bình sữa: 1 chai

  • Giúp bình sữa và 1 số đồ dùng sơ sinh sạch hơn.

4. Thanh sữa bột: 10 thanh

  • Mua phòng trường hợp sữa mẹ chưa kịp về sau sinh. Mua thanh sữa vừa tiết kiệm, dùng đến đâu hết hết đó, pha chế tiện lợi.
 5. Móc chùm phơi đồ: 2 cái
  • Mua móc inox để phơi khăn sữa cho trẻ.
 
 6. Móc phơi quần áo: 20 cái
  • Mua loại móc nhỏ dành cho trẻ em.

4. Những đồ dùng sơ sinh có thể mua sau hoặc không mua

  • Cũi, quây cũi, màn cũi, đệm: 01 bộ, nếu bố mẹ định cho con tự lập từ sớm thì nên cho bé nằm cũi.
  • Máy hâm sữa: nếu mẹ cho bé bú bình thì sử dụng máy hâm sữa sẽ cực kì tiện lợi và hữu ích.
  • Bộ túi đựng đồ cho mẹ và bé: rất tiện khi dùng cho mẹ và bé khi đi tiêm, đi ra ngoài, đi về quê hay đi du lịch.
  • Máy sưởi: giúp bé ấm áp hơn trong mùa đông lạnh giá
  • Máy tiệt trùng bình sữa, máy hâm sữa: giúp loại bỏ vi khuẩn ở bình sữa, mẹ không cần tráng nước đun sôi và mất thời gian hâm sữa.
  • Địu cho bé: Tiện lợi cho mẹ khi muốn cho bé đi ra ngoài hay vừa địu bé vừa làm các công việc nhà, nếu bé mới sinh nên mua loại có đỡ cổ cho bé.
  • Xe đẩy: cần thiết khi dùng cho bé đi chơi, đỡ phải bế mỏi tay. Tùy vào điều kiện có thể mua ngay hoặc mua sau khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi
  • Nôi rung: mẹ có thể mua hoặc không mua cho bé nếu không cần thiết

5. Ba điều cấm kỵ mẹ không nên làm cho bé

Trong quá trình chuẩn bị đồ sơ sinh mùa thu cho các bé, mẹ cũng cần ghi nhớ ba điều không nên làm sau đây:

  • Không nên sử dụng khăn lau mình cho bé để đắp bé vì có thể thấm nước khiến bé bị cảm lạnh: dùng khăn tắm loại thấm nước và khăn lông để quấn bé riêng, để đắp cho bé không lạnh thì nên dùng khăn cotton. 
  • Không mặc quần áo cho bé nếu như chưa giặt qua: Quần áo được trưng bày ở các cửa hàng vì để lâu và qua tay nhiều người lựa chọn nên có thể bám nhiều bụi bẩn, làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ cần giặt trước khi mặc đồ cho bé.
  • Không nên băng rốn cho bé mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được:  Băng rốn có thể làm vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn

6. Mua đồ thu đông chất lượng cho bé sơ sinh ở đâu

  • Da trẻ không như da của người lớn, để có thể đem lại sự dễ chịu cho bé thì chất liệu rất quan trọng. 
  • Đừng nên ham mua đồ quá rẻ cho bé để có thể đem lại những nguy hiểm khi bé sử dụng. Bởi thường bạn không biết rõ nguồn gốc và chất lượng của những sản phẩm như thế nào để đem lại cho bé một sự đảm bảo của hoạt động của bé.

Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm cho bé sơ sinh chất lượng, uy tín, chính hãng ở trang web của BABY PARADISE

7. Một số kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí mua sắm

7.1. Xin đồ sơ sinh

Tận dụng xin đồ sơ sinh từ người thân, bạn bè đã qua sinh nở với mục đích

  • Để có thể tiết kiệm một khoản không nhỏ chi phí mua sắm đồ dùng cho bé

  • Quần áo của trẻ sơ sinh thường dùng trong thời gian ngắn vì vậy, bạn có thể xin được nhiều bộ đồ qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt. 
  • Quan niệm dân gian cho rằng xin đồ cho trẻ sơ sinh dễ nuôi để “lấy vía” cho bé trong bụng. 

7.2. Mua đồ thanh lý

  • Với chị em có hoàn cảnh khó khăn, mua đồ đã qua sử dụng hoặc đồ thanh lý cũng là gợi ý. Ngoài quần áo, mẹ có thể mua lại nhiều đồ khác như quạt sưởi, đèn sưởi, đệm, nôi cũi, xe đẩy 
  • Bạn có thể tham gia các hội nhóm dành cho mẹ và bé để mua đồ sơ sinh giá rẻ. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng kiểm tra hàng cẩn thận trước khi mua đồ cũ

8. Đồ dùng cần thiết cho mẹ

  • Quần áo sau sinh (có nắp tiện cho con bú, dài tay) 2-3 bộ
  • Bỉm quần và băng vệ sinh: Khi mới sinh xong sẽ ra rất nhiều sản dịch vì vậy Mẹ dùng bỉm quần là tiện nhất
  • Quần lót giấy để dùng trong bệnh viện: 2 bịch
  • Vớ: 2 -3 đôi

Ngoài ra mẹ còn cần thêm:

  • Dụng cụ vệ sinh cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, bao nilon đựng đồ dơ,…
  • Giấy vệ sinh: 2 cuộn
  • 2-3 chai nước lọc, 1 lốc sữa tươi ( cần thiết khi các mẹ đau bụng lúc đêm khuya)