Return to site

MÁCH MẸ CÁCH XÔNG HƠI SAU SINH TẠI NHÀ ĐÚNG CÁCH

March 4, 2021

Y học từ lâu đã chỉ ra rằng xông hơi là một liệu pháp rất an toàn và cực kỳ tốt cho các bà mẹ sau khi sinh, vì nó giúp thải độc tố và giảm mệt mỏi, căng thẳng đồng thời tăng cường sức khỏe cho sản phụ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết xông hơi đúng cách cả. Baby Paradise chia sẻ một vài lưu ý giúp mẹ bầu xông hơi một cách tốt nhất nhé

1. Xông hơi sau sinh có tác dụng gì ?

1.1. Xông hơi sau sinh

Xông hơi là một liệu pháp dùng hơi nước nóng để kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, giúp đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

  • Tác động trực tiếp qua đường hô hấp đến niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang đào thải bụi bẩn, độc tố ra ngoài.
  • Giảm stress, kích thích thần kinh, giảm mệt mỏi, nghẹt mũi, nhức đầu, ù tai hiệu quả.

1.2. Xông hơi vùng kín sau sinh có tác dụng gì?

1.2.1. Diệt khuẩn âm đạo

Xông hơi bằng thảo dược tự nhiên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch âm đạo để hạn chế ngứa ngáy, viêm nhiễm, đồng thời khử mùi hôi, nhanh chóng se khít lại âm đạo sau sinh.

1.2.2 Làm giảm stress và giảm mệt mỏi

Sau sinh, sức khỏe người phụ nữ yếu đi rất nhiều, xông hơi sẽ giúp kích thích thần kinh, cảm giác dễ chịu hơn từ đó giúp sớm hồi phục lại sau sinh.

2. Phân loại xông hơi

Xông hơi hiện nay phổ biến với 2 hình thức là xông hơi ướt (steambath) và xông hơi khô (sauna), mỗi cách xông hơi đều mang lại những lợi ích khác nhau. 

  • Xông hơi khô thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng từ những vật dụng này (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi toát ra thật nhiều.
  • Xông hơi ướt thường dùng tinh dầu, những loại thảo dược,…giúp bài tiết mồ hôi, hơi nước còn làm ẩm da giúp các độc tố thải qua lỗ chân lông dễ dàng hơn, từ đó làn da sẽ mịn màng, nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, người đang bị cảm sẽ thấy dễ chịu hơn sau khi xông. 

Quá trình xông hơi giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt, giúp giảm cân và lấy lại vóc dáng săn chắc cho mẹ sau sinh hiệu quả hơn.

3. Chuẩn bị dụng cụ xông hơi

3.1. Các loại nồi nấu thuốc xông hơi

  • Nồi gang: 

Nồi gang với đặc tính giữ nhiệt lâu là loại nồi nấu thuốc khá tốt. Loại nồi giữ nhiệt được càng lâu thì hiệu quả xông hơi càng cao.

  • Nồi đất, đá khoáng, sứ: 

Các loại nồi này là dụng cụ nấu lá thuốc rất tốt vì có nguồn gốc thiên nhiên, giúp giữ lại đầy đủ vi chất của các thảo dược, cộng thêm khả năng giữ nhiệt tốt.

  • Nồi xông hơi điện: 

Có thể xông hơi trực tiếp trong khi đang nấu nhờ lỗ thoát hơi trên nắp nồi kết hợp cùng vòi và thiết bị tản hơi.

3.2. Chăn(mền)

  • Nên sử dụng loại chăn có chất liệu chắn gió tốt, ít thấm nước.
  • Kích thước chăn phải đủ to để phủ trùm toàn thân và nồi thuốc xông.
  • Người xông hơi phải chú ý phủ chăn lên người càng kín càng tốt để giữ hơi thuốc và tránh cảm lạnh khi xông.
  • Tư thế ngồi phải an toàn, ngồi vững, không ngả nghiêng để tránh va chạm với nồi nóng.

3.3. Lều xông hơi

  • Là dụng cụ hỗ trợ xông hơi cải tiến mới nhất hiện nay. 
  • Lều xông hơi kín gió tuyệt đối, giúp người xông hơi bảo vệ cơ thể, hơi thuốc không bị thất thoát
  • Chất liệu không thấm nước, không bám mùi, giặt giũ dễ dàng.
  • Dễ dàng bung gập, gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích.

4. Cách nấu lá thuốc xông hơi

4.1. Phân loại thảo dược:

Các loại lá xông hơi sẽ được phân thành 2 nhóm:

  • Thảo dược ít tinh dầu: lá ổi, chè vằng, hà thủ ô, lá nghệ, gừng...
  • Thảo dược nhiều tinh dầu:  lá lốt, vỏ chanh, vỏ bưởi, lá sả, bạc hà, khuynh diệp, lá trầu không

Phải phân loại vì thảo dược chứa nhiều tinh dầu rất dễ bay hơi dưỡng chất. Nên chúng ta chỉ bỏ các loại thảo dược này vào sau khi nước đã sôi và chỉ nấu thêm 1-2 phút rồi tắt bếp, để giữ lại nguyên vẹn giá trị thảo dược

4.2. Các bước nấu lá xông:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu.
  • Bỏ nước vào 2/3 nồi hoặc ước lượng vừa đủ để nước không trào ra ngoài lúc sôi khi cho thêm các loại thảo dược.
  • Cho các nguyên liệu ít tinh dầu vào trước rồi bắt đầu nấu sôi.
  • Khi nước sôi, cho các loại lá có nhiều tinh dầu vào nấu thêm 1-2 phút.
  • Nhắc nồi xuống bếp và chuẩn bị xông hơi.

5. Câu hỏi thường gặp khi xông hơi sau sinh

5.1. Thời gian xông và tần suất xông hơi phù hợp 

  • Sinh thường: khoảng 4-5 ngày sau khi sinh thì các mẹ hoàn toàn có thể tiến hành xông hơi được.
  • Sinh mổ: Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của các mẹ lúc này mà lựa chọn thời điểm xông hơi phù hợp, thông thường sau 1 hoặc 2 tuần sinh mổ thì các chị em có thể sử dụng giải pháp xông hơi. 
  • Thời gian đủ cho 1 quá trình xông hơi: Các mẹ bỉm sữa nên sử dụng phòng xông hơi khoảng 15 – 20 phút là được.
  • Tần suất xông hơi: khoảng 2 lần/tuần và nên sử dụng phương pháp này trong vòng 3- 4 tháng.

5.2. Khi mang thai có được xông hơi?

5.2.1. Những rủi ro khi sử dụng phòng xông hơi đối với bà bầu

  • Thai nhi trong tử cung không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này có nghĩa bé không thể chịu đựng được sức nóng của phòng xông hơi khô.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số em bé tiếp xúc với nhiệt độ cao trong tam cá nguyệt đầu tiên trải qua những biến chứng nghiêm trọng đối với não hoặc tủy sống.
  • Việc tiếp xúc với nhiệt độ cũng cao có thể gây ra sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh như dị tật vách liên thất và ống động mạch ỏ thai nhi.

5.2.2. Bà bầu có được sử dụng phòng xông hơi không?

  • Nếu bác sĩ cho phép mẹ bầu sử dụng phòng tắm hơi trong thời gian mang thai, hãy đảm bảo lượng thời gian xông hơi dưới 15 phút. 
  • Mẹ bầu nên ra khỏi phòng xông hơi ngay lập tức nếu cảm thấy uể oải hoặc buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang quá nóng.

5.3. Khi nào nên xông hơi sau sinh mổ?

  • Theo các bác sĩ, sau khi sinh 4 ngày trở nên, sản phụ có thể tiến hành xông hơi
  • Với các mẹ bầu sinh mổ, nên để vết mổ khô hẳn rồi mới tiến hành xông hơ. Tốt nhất là sau khoảng 1 tuần.

BabyParadise Lưu ý: Quá trình xông hơi thường kéo dài từ 15 – 20 phút do vậy, với những bà mẹ sinh mổ, nên đợi vết thương lành hẳn rồi mới tiến hành xông 

6. Hướng dẫn cách xông hơi sau khi sinh

Theo kinh nghiệm dân gian, xông hơi sau sinh có 2 cách, đó là:

6.1. Xông hơ sau sinh toàn thân

Chuẩn bị: Các loại lá xông hơ như bưởi, sả, chanh, bạc hà, tía tô, ngải cứu, kinh giới, quế, ổi.... (mỗi lần xông chỉ cần 1 số ít các loại lá kể trên), hoặc các loại thảo dược Đông y.

Thực hiện:

  • Cho các lá hoặc thảo dược đã được rửa sạch vào nồi nước, đun sôi trong vài phút.
  • Đặt nồi nước vào nơi kín gió, thai phụ ngồi cạnh nồi nước trùm chăn kín người. Lưu ý: Ban đầu chỉ nên mở hé nắp vung để hơi nóng bay ra (không nên mở toàn bộ ngay lập tức vì có thể gây bỏng). Sau đó, mở dần nắp vung để toàn bộ hơi nóng bay lên.
  • Sau khi hơi nóng hạ nhiệt, cơ thể ra nhiều mồ hôi thì dừng lại, bỏ chăn ra và dùng khăn lau sạch người, thay bộ đồ mới

6.2. Xông hơ “cửa mình”

Chuẩn bị: Lá trầu không và một chút muối.

Thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi cùng một chút muối trắng đổ ngập nước và đun sôi trong vài phút.
  • Đặt nồi nước ở nơi kín gió, tốt nhất là trong phòng vệ sinh.
  • Sản phụ mặc váy rộng, không mặc đồ lót. Ngồi trước nồi nước, hé một chút nắp vung cho hơi nước bay vào vùng kín. Sau đó, mở dần nắp cho đến khi có thể mở hết toàn bộ nắp vung.
  • Khi hơi đã hạ nhiệt thì dùng nước rửa lại vùng kín. Dùng khăn khô lau sạch và thay đồ mới.

6.3. Những lưu ý khi xông hơi sau sinh

BabyParaise lưu ý sản phụ khi thực hiện xông hơi :

  • Phải thực hiện xông hơi ở nơi kín gió.
  • Mỗi lần thực hiện xông hơ không quá 15 – 20 phút. Khi nước nguội phải dừng lại ngay.
  • Uống trà gừng nóng hoặc nước để bù nước sau khi xông hơ.
  • Không tắm lại sau khi xông hơ.
  • Không thực hiện xông hơ khi vừa ăn no.
  • Không xông hơ khi cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp có biểu hiện lạ, cơ thể suy yếu thì cần đi thăm khám ngay.

6.4. Những lưu ý khi xông hơi vùng kín sau sinh

  • Không sử dụng nước quá nóng bởi trong quá trình xông, hơi nước quá nóng có thể gây bỏng mô âm đạo do đây là vùng rất nhạy cảm, dễ tổn thương;
  • Xông hơi vùng kín giúp tiêu diệt những vi khuẩn, men nấm gây viêm nhiễm âm đạo, tuy nhiên chúng cũng “vô tình” tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi có trong âm đạo, từ đó vùng kín cũng có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn;
  • Không xông hơi vùng kín quá 15 phút;
  • Không xông hơi khi vừa ăn no, dễ gây đau bụng;
  • Bổ sung trong quá trình xông hơi để tránh mất nước;
  • Không tắm ngay sau xông hơi mà cần đợi sau 1-2 tiếng rồi mới tắm bằng nước ấm;
  • Chỉ nên thực hiện khoảng 2 lần/tuần. thực hiện thói quen xông hơi vùng kín đến khi hết kiêng cữ để vùng kín nhanh lành, se khít và thơm tho.

Với những phụ nữ sinh thường chỉ nên thực hiện xông vùng kín sau khi sinh khoảng 3 ngày. Với những người sinh mổ, cần đợi vết thương khô và lành thì mới có thể xông hơi.

6.5. Khi nào nên xông hơ sau sinh mổ?

  • Với các mẹ bầu sinh mổ, nên để vết mổ khô hẳn rồi mới tiến hành xông hơ. Tốt nhất là sau khoảng 1 tuần.
  • Quá trình xông hơi thường kéo dài từ 15 – 20 phút do vậy, với những bà mẹ sinh mổ, nên đợi vết thương lành hẳn rồi mới tiến hành xông, giúp tránh tình trạng vết thương dính nước dẫn tới nhiễm trùng.

BabParadise lưu ý : Một số chú ý khi xông hơ sau sinh mổ

Việc xông hơ là liệu pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất với các mẹ sau sinh giúp sớm phục hồi sức khỏe. Nhưng để liệu pháp này đạt hiệu quả cao nhất, các mẹ cần chú ý một số điểm sau:

  • Không được xông hơ quá sớm sau sinh:
  •  Nếu xông hơ quá sớm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tiềm ẩn sau vết mổ xâm nhập cơ thể.
  • Cần ngồi đúng tư thế khi xông: 

Hãy lựa chọn tư thế mình thấy thoải mái nhất, tránh hai tư thế là gập người và nằm ngửa vì nó sẽ có thể gây ra các cơn đau khó chịu. 

  • Không nên tắm bồn sau khi xông: 

Việc tắm bồn có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn, hóa chất dễ dàng xâm nhập sâu vào cơ thể người mẹ gây ra những hậu quả nguy hiểm.

7. Các loại lá xông hơi sau sinh tốt nhất

BabyParadise mách mẹ các loại lá xông hơi sau sinh

8. Mua thảo dược xông tắm sau sinh cho mẹ và bé ở đâu uy tín và chất lượng nhất?

Với nhiều phụ nữ hiện đại, việc xông hơ trở nên quá rườm rà. Vậy giải pháp nào cho mẹ sau sinh?

Thảo mộc xông tắm sản phụ Mệ Đoan chính là giải pháp hữu hiệu cho mẹ và bé:

  • Thảo mộc xông tắm sản phụ Mệ Đoan với 100% thành phần từ các loại lá thảo mộc thiên nhiên, an toàn cho sản phụ.
  • Sản phẩm bao gồm combo 3 gói cho 3 lần xông, với các lá thảo mộc đã được rửa sạch, sấy khô và đóng gói cẩn thận, đem tới các công dụng như: giải trừ độc tố cơ thể, làm sạch tế bào chết, giảm mùi hôi cơ thể, giảm nhức, mỏi, giảm căng thẳng, thư thái tinh thần,...
  • Xông nóng giúp giãn nở mạch máu, tăng tiết mồ hôi, giải trừ độc tố cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể, làm sạch tế bào chết, giảm mùi hôi cơ thể.
  • Giúp làn da sản phụ phục hồi nhanh sau sinh.
  • Giảm nhức mỏi