Return to site

"Tất tần tật" về kiêng cử sau sinh

January 17, 2021

Sau khi sinh, cơ thể bạn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để mau bình phục. Hãy tham khảo bài viết sau của BABY PARADISE để biết những điều kiêng cữ sau sinh mà bạn nên thực hiện và những bí quyết để bạn có thể nghỉ ngơi dù bận chăm sóc bé yêu.

I. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào sau khi sinh con?

1. Sự thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất là bộ phận sinh dục (tử cung) của người mẹ

Tử cung co lại trong khoảng 4 tuần sau sinh:

  • 1-2 ngày sau sinh, người mẹ thấy đau tại đỉnh tử cung, đau ở dưới rốn 1-2 lóng tay. 
  • Sau 1 tuần tử cung co lại chỉ còn 0,5kg. 
  • Sau 2 tuần tử cung chỉ còn 0,3kg. 
  • Sau 4 tuần tử cung trở lại nguyên dạng giống như trước khi mang thai.

2. Sự thay đổi việc đi tiểu của người mẹ

  • Quá trình sinh nở tác động đến bàng quang gây sưng tạm thời và giảm khả năng báo hiệu buồn tiểu cho cơ thể.
  • Sau khi sinh, thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn, mặc dù không có cảm giác buồn tiểu nhưng bạn thường xuyên đi tiểu nếu không muốn bị hiện tượng són tiểu.
  • Bàng quang căng quá mức chèn ép tử cung, khiến tử cung co bóp khó khăn, dẫn đến đau bụng và chảy máu âm đạo.

3. Sự thay đổi âm đạo, tầng sinh môn của mẹ

  • Nếu sinh thường, sau khi sinh âm đạo sẽ rộng hơn, thậm chí có thể sưng và thâm tím. Nhưng sau đó, sự sưng phù nề sẽ giảm đi, âm đạo co lại cùng với sự co của tử cung.
  • Nếu bạn bị rách tầng sinh môn khi sinh, nếu rách ít có thể không phải khâu. Tầng sinh môn sẽ nhanh chóng lành lại, tuy gây khó chịu.

4. Rụng tóc

  • Khi mang thai nồng độ estrogen tăng cao, khiến tóc trở nên bóng mượt
  • Sau khi sinh nồng độ estrogen giảm xuống, tóc dễ gãy rụng.

5. Sự thay đổi về da

Sự thay đổi về hormone khiến cho làn da xuất hiện vết nám, tàn nhang, chân chim ở trên khuôn mặt thể hiện rõ nhất vùng quanh mắt.

6. Nồng độ canxi trong cơ thể 

  • Khi bé bú sữa mẹ, có một lượng lớn canxi được rút từ xương của người mẹ, truyền vào sữa và chuyển sang cho bé. 
  • Nếu không được bổ sung đầy đủ canxi trong suốt 6 tháng sau sinh rất dễ gặp vấn đề đau lưng, mỏi lưng.

7. Tâm sinh lý 

Người mẹ sau sinh rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm - đang là vấn nạn hay gặp ở các bà mẹ.

II. Câu hỏi thường gặp về kiêng cử sau sinh

1.Thời gian kiêng cữ sau sinh bao lâu là phù hợp?

  • Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc ở cữ chỉ nên thực hiện trong 1 tháng. 
  • Chỉ sau 3–4 ngày sinh xong, mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. 
  • Điều quan trọng là bạn cần tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

2. Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Câu trả lời của Babyparadise là NÊN.

Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh (kiêng cữ sau khi sinh).

3. Điều cần biết về kiêng cữ sau sinh con rạ

Sinh con rạ có thể kéo dài từ 8 tiếng tùy theo sức khỏe của mẹ, song sẽ nhanh hơn và dễ hơn vì mẹ bầu đã có kinh nghiệm sinh con từ lần trước.

  • Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và kiêng các loại thực phẩm có tính hàn hay đồ nếp, rau muống, thịt bò… vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Với những kinh nghiệm khi sinh lần đầu tiên, mẹ bầu có thể áp dụng với lần sinh con thứ hai. 
  • Việc sinh con không cần phải quá kiêng cữ như ông bà ngày xưa vẫn làm, chỉ cần mẹ và bé khỏe mạnh thì có thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt bình thường

4. Sau khi sinh lần 2 có cần ở cữ?

Việc kiêng cữ sau khi sinh lần 2 là cần thiết nhưng không cần quá kỹ lưỡng với những yêu cầu khắt khe như ông bà ngày xưa vì có thể phản tác dụng. Những lưu ý khi ở cữ sau sinh con thứ 2 như sau:

4.1. Thời gian kiêng cữ

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc kiêng cữ tốt nhất chỉ cần trong 1 tháng đầu sau sinh.

4.2. Vệ sinh cơ thể sau sinh

  • Sau khi sinh khoảng 3-4 ngày là mẹ đã có thể tắm rửa. 
  • Mẹ phải tắm bằng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh và tránh tắm bồn
  • Nên tắm dưới vòi sen và không tắm quá 20 phút. 
  • Sau khi tắm xong nên lau khô người và mặc quần áo thoải mái.

Sau khi sinh, mẹ sẽ thấy có sản dịch. Trong tuần đầu sau sinh, lượng máu có thể ra nhiều, mẹ nên dùng bỉm to; những ngày sau, lượng sản dịch ít đi thì có thể dùng băng vệ sinh và chú ý phải thường xuyên thay rửa theo hướng dẫn của bác sĩ.

4.3. Kiêng cữ ăn uống sau khi sinh

Một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết để mẹ vừa có sữa nuôi bé, vừa để phục hồi sức khỏe sau khi vượt cạn thành công.

  • Mẹ cần chú ý bổ sung nhiều đạm, giảm thiểu tinh bột, tích cực ăn nhiều rau xanh, sữa và trái cây. 
  • Để có đủ sữa cho con, bạn nên tích cực cho con bú và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nên kiêng các loại đồ ăn có tính hàn như ốc, ngao, trai, tôm, mướp đắng,… vì dễ gây lạnh bụng, dị ứng. 
  • Tránh các loại thức ăn lạnh, bảo quản lâu ngày, đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ. 
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà, nước có ga,…

4.4. Kiêng vận động

  • Sau khi sinh, cơ thể mẹ còn yếu, nên cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên vận động nhiều.
  • Sau 6-8 giờ sau sinh, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, như ngồi dậy, đi lại quanh phòng, giúp tăng nhu động ruột, co bóp tử cung và tử cung trở về đúng vị trí, đặc biệt là các mẹ sinh mổ, việc đứng dậy và đi lại như vậy là rất cần thiết, vì nếu không sẽ có nguy cơ bị dính ruột.

4.5. Ăn mặc sau khi sinh

  • Phụ nữ sau sinh phải mặc kín, thậm chí phải đi tất, đội mũ, không được ngồi quạt, máy lạnh, giúp giữ ấm cho mẹ, tránh nhiễm lạnh và gió độc vì lúc này cơ thể mẹ còn rất yếu. 
  • Vào mùa hè, mẹ vẫn có thể mặc áo cộc, nằm quạt hay điều hòa nhưng chú ý không nên để gió quá mạnh hay hướng thẳng vào mặt.

4.6. Kiêng quan hệ tình dục sau sinh

  • Mẹ chỉ cần kiêng chuyện ấy đến khi hết sản dịch và khi cơ thể cảm thấy ổn hơn.
  • Thông thường, cơ thể mẹ cần khoảng 20 ngày đến 1 tháng để sạch hoàn toàn sản dịch, các mẹ sinh mổ thì cần chờ vết mổ phục hồi, ít nhất là 8 tuần.

5. Không kiêng cử đúng cách dẫn đến hậu quả gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này.

  • Người mẹ dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. 
  • Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… 

Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ và quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

III. Sau sinh nên kiêng cữ thế nào?

1. Kiêng cữ sau sinh thường

1.1. Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

  • Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu 
  • Cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh, có thể bị lạnh đường huyết sau này.
  • Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.

1.2. Tranh thủ nằm càng nhiều càng tốt

  • Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng.
  • Ngay sau khi xuất viện, mẹ cần ở cử sau sinh đúng cách là chỉ nên ngồi cho bé bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu, còn khi mỏi lưng thì nên nằm xuống.

Tuy nhiên, mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn.

1.3. Không làm việc nặng

Trong tháng cữ mẹ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì

  • Sau này gân tay nổi nhiều rất xấu.
  • Lao động nặng quá sớm là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung.
  • Khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới

1.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Babyparadise xin lưu ý:

  • Sản phụ nên dùng nước ấm để đánh răng (dùng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm; chải dọc nhẹ nhàng) súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. 
  • Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại để tránh lây vi khuẩn sang mỗi lần hôn má bé cưng.
  • Mẹ có thể súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý ngay tại các tiệm thuốc.

1.5. Tắm nắng đúng thời điểm

Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển, mẹ và bé nên tắm nắng trước 8 giờ sáng và không nên tắm nắng quá 30 phút

1.6. Tránh vận động mạnh

  • Khi đi taxi hay đi ô tô từ bệnh viện về nhà hoặc di chuyển ra ngoài khi có việc gấp, mẹ nên đặt một chiếc gối mềm ở dưới bụng để giảm cơn nhói khi đi xe.
  • Dù xe có đi chậm thì cũng không thể tránh được những cú phanh xe hay dừng đột ngột. Việc làm này giúp chỗ khâu bụng bị ít ảnh hưởng và đau hơn.

1.7. Không leo cầu thang nhiều

Nếu phòng nghỉ của bạn ở tầng cao thì tốt nhất là nên dọn xuống tầng 1 hay tầng trệt để nghỉ ngơi vì sinh mổ nên kiêng leo cầu thang. Hãy hạn chế leo cầu thang nhất có thể.

1.8. Tránh xa các thiết bị điện tử

Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút.

1.9. Kiêng cử quan hệ tình dục

Không quan hệ tình dục ngay sau khi vừa sinh. Các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 4-6 tuần thì mới tốt.

1.10. Phụ nữ sau sinh không nên nín tiểu

Mẹ sau sinh không nên nín đi vệ sinh nếu không sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Đối với phụ nữ sinh mổ

2.1. Không khóc khi tắm

Không nên trốn vào nhà tắm vừa khóc vừa bật vòi nước, nhất là với mẹ sinh mổ. Khi nước mắt nhỏ vào vết sinh mổ thì vết mổ càng lâu lành.

2.2. Chú ý vết sinh mổ

Mẹ đừng cố gắng kéo bụng để nhìn rõ hơn vết khâu mổ, hãy nhờ người thân quan sát xem vết khâu có khô và sạch hay không. Càng cố kéo lên nhìn thì càng lâu khô, thậm chí còn chảy máu.

2.3. Tư thế nằm ngủ và cho con bú

Mẹ nằm hơi ngả lưng về phía sau và bé nằm dọc theo chiều ở trên người mẹ. Tư thế này áp dụng cho các mẹ sinh mổ nhằm tránh bé động vào vết thương phẫu thuật trên bụng.

2.4. Tránh thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ

Nên tránh một số thức ăn như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

3. Kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

3.1. Chọn quần áo trong thời gian kiêng cữ sau sinh vào mùa hè

  • Mùa hè mẹ nên mặc quần áo dài tay chất liệu cotton thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng.
  • Ngoài ra, mẹ bỉm cũng cần chú ý mua áo lót dành cho con bú

>> Tham khảo: Cách chọn áo lót cho mẹ bầu và sau sinh

  • Miếng thấm hút sữa cũng là thứ mẹ cần có trong thời gian kiêng cữ sau sinh vào mùa hè.
  • Tất chân nên mua loại mỏng, thoáng, chỉ cần che phủ gan bàn chân là được.
>> Tham khảo: Đồ dùng cần thiết cho mẹ sau sinh mà BABY PARADISE gợi ý cho mẹ

3.2. Việc ăn uống sau sinh

  • Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ chưa phục hồi, mẹ nên ăn những món cháo hay đồ ăn loãng, dần dần mới chuyển sang ăn cơm. 
  • Đối với mẹ sinh mổ, mẹ cần đợi đến khi trung tiện (đánh hơi) thì mới bổ sung những thực phẩm như thịt lợn, thịt bò hay gà và trước đó chỉ được ăn cháo loãng.

Điều quan trọng về ăn uống với mẹ bầu sau sinh không phải đủ chất mà cân bằng dinh dưỡng, ăn đồ phù hợp để cơ thể nhanh phục hồi mà vẫn đảm bảo sữa cho con bú.

3.3. Tắm gội sau sinh vào mùa hè

Việc kiêng cữ sau sinh vào mùa hè về vấn đề tắm gội, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Tắm nhanh, không quá 10 phút
  • Tắm nước ấm, không được tắm nước lạnh
  • Khi tắm chỉ xối nước nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh vào da
  • Khi gội đầu, cần gỡ tóc cho mượt rồi mới gội, không để tóc rối đã gối. Gội nhanh, không chà mạnh vào đầu, mà chỉ vò nhẹ nhàng.

3.4. Về chăm sóc vết thương sau mổ với các mẹ sinh mổ

Với những vết rạch tầng sinh môn, mẹ luôn đảm bảo phải khô và được khâu sạch.

  • Dùng nước xối nhẹ nhàng vào vùng âm đạo, rửa ít nhất 2 lần/ngày, dùng khăn mềm lau khô. 
  • Đồ lót cần giặt, phơi hằng ngày. 
  • Cách 3-4 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần. 
  • Khi thay băng vệ sinh mẹ chú ý quan sát có dịch hoặc mủ bất thường không, nếu có cần đi khám chữa kịp thời.

Với vết khâu sau mổ, mẹ có thể tắm bình thường.

  • Nên tắm bằng vòi hoa sen rồi lau khô cơ thể rồi mới mặc đồ. 
  • Chú ý giữ vết thương mổ luôn sạch và khô thoáng. 

IV. Phụ nữ sau sinh cần kiêng gì?

1. Chuyện ăn uống

1.1. Không ăn mặn và kiêng khem quá mức 

  • Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn để da thịt được săn chắc, tuy nhiên việc này có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Mẹ không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.
  • Nếu mới sinh, bạn nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, nhất là với các bà mẹ mới sinh.

Bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng khem quá mức, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể

1.2. Không uống rượu và thức uống có cồn, caffeine

Babyparadise xin lưu ý

  • Uống rượu và các thức uống có cồn có thể khiến bạn bị huyết áp cao. 
  • Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn tuyệt đối không uống rượu bia, vì những thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nên uống là nước lọc, nước trái cây và sữa.
  • Tránh sử dụng cà phê và các loại thức uống có caffeine. Caffeine có trong các loại thức uống có thể đi vào sữa mẹ khiến bé trằn trọc, khó ngủ. 

1.3. Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Sau khi sinh và đặc biệt nếu đang cho con bú, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau: chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa (thơm), kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng. Nguyên nhân là các loại thực phẩm này có thể khiến sữa có mùi khiến bé không thích bú.

1.4. Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

1.4.1. Chế độ ăn uống của người mẹ rất quan trọng :

  • Người mẹ cần ăn nhiều đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ.
  • Thức ăn cần được nấu chín kỹ, không ăn đồ sống, đồ lạnh. 
  • Ăn nhiều bữa trong ngày: 3 bữa chính, 3 bữa phụ.
  • Cần chú trọng ăn nhiều loại thực phẩm lợi sữa và dễ tiêu (hiện tượng táo bón rất hay gặp ở các mẹ sau sinh). 

1.4.2. Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

  • Người mẹ nên kiêng ăn thức ăn mất sữa, thức ăn gây mùi vào sữa như các loại măng, dưa muối, cà muối, kim chi, ….
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có tính hàn như mướp đắng, bắp cải, …
  • Không sử dụng trà khô, cà phê, rượu, bia, …
  • Hạn chế ăn ớt, tiêu, dấm, tỏi,… 
  • Phụ nữ sinh mổ cần tránh các thức ăn có thể tạo mủ cho vết thương hoặc để lại sẹo lồi như rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng gà, …

2. Chuyện cho con bú sữa mẹ

  • Việc cho con bú được thực hiện ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt. 
  • Khi mẹ cho con bú cũng đồng thời giúp cơ thể sản sinh oxytocin nội sinh, giúp tử cung co hồi tốt, đẩy sản dịch ứ đọng sau sinh, giảm lượng mất máu sau sinh.

3. Chuyện nghỉ ngơi

    • Để lấy lại sức khỏe sau khi sinh, người mẹ cần được nghỉ ngơi, trung bình 7-10 tiếng/ngày. Vì thế, mẹ cần sự hỗ trợ chăm sóc con từ bố và các thành viên trong gia đình
    • Phụ nữ sau sinh nên nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi để tránh việc bị đau lưng sau này.
    • Đối với phụ nữ sinh mổ thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối cho tới khi vết mổ lành hẳn, tránh làm ảnh hưởng tới vết thương.

    4. Phụ nữ sau sinh có nên tắm không? 

    • Người mẹ không nên kiêng tắm rửa. Nên tắm với nước ấm hàng ngày hoặc nước lá thảo dược để tránh nhiễm khuẩn, các lỗ chân lông thông thoáng, tránh nhiễm trùng da.
    • Vệ sinh vùng bầu vú và núm vú cũng là điều vô cùng quan trọng, vì đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với mặt và miệng bé. Vệ sinh cẩn thận vùng núm vú giúp sữa ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng mất sữa sau sinh.

    5. Các chuyện kiêng cử khác

    5.1. Phụ nữ sau sinh nên tránh mang vác vật nặng

    Việc khiêng vác, lao động nặng khiến cơ bụng hoạt động, tác động tới vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Việc rướn người, giơ tay cao cũng cần hạn chế.

    5.2. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh đừng tập thể dục nặng

    • Tập thể dục giúp nhanh chóng lấy lại vóc dáng, song tập quá mức lại khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Với sản phụ sinh mổ, việc vận động để lưu thông khí huyết rất quan trọng.
    • Mẹ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện các động tác vừa phải trong thời gian này.

    5.3. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to

    Theo quan niệm cũ, nếu sau khi sinh mẹ nói nhiều thì sau này dễ bị nói nhịu. Quan niệm này không hề có căn cứ khoa học. Sản phụ vẫn cứ giao tiếp bình thường, chỉ cần hạn chế nói quá to để tránh ảnh hưởng tới thanh quản.

    5.4. Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi

    Tâm lý mệt mỏi, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa và nuôi con của mẹ. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy chia sẻ với chồng và mọi người trong gia đình để được giúp đỡ.

    5.5. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi

    • Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, mẹ tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh. 
    • Thường sau 3 - 4 ngày, mẹ có thể lau người, tắm rửa bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể. 
    • Nên tắm hoặc lau người bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu.
    • Mẹ có thể xông hơi bằng lá tía tô, vỏ cam, vỏ bưởi,… để làm ấm cơ thể, giúp cơ thể bài tiết chất thải tốt hơn.

    V. Những việc nên làm trong thời gian ở cữ sau khi sinh

    1. Ngủ đủ giấc

    • Giúp cơ thể bạn có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. 
    • Giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn.

    2. Uống đủ nước

    • Sau sinh bạn nên uống từ 8 – 10 ly/ngày, các thức uống nên uống là nước lọc, nước trái cây hay sữa. 
    • Hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống. 
    • Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh.

    3. Chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

    Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc vết thương này sau sinh cần được chú ý để tránh nhiễm trùng hay tai biến…

    • Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong thau nước ấm để giảm đau. 
    • Ngồi trên gối mềm sẽ thoải mái hơn so với bề mặt cứng. 
    • Nếu vết rạch đau gây tiểu khó, bạn có thể dội nước ấm lên vết thương để tiểu dễ dàng hơn. 
    • Có thể dùng túi chườm đá áp lên vết thương để giảm sưng, đau. 
    • Sau khi đi vệ sinh, lau khô từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

    Nếu bạn sinh mổ, sau khi xuất viện, ngoài việc cảm thấy vết thương ngứa, đau, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Đây là phản ứng bình thường sau sinh, không nên thực hiện các hoạt động mạnh, đột ngột nhằm tránh gây áp lực lên vết mổ.

    4. Hãy nuôi con bằng sữa mẹ

    • Giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, cho bé cơ hội được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá, giàu kháng thể. 
    • Giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh sau sinh và giảm cân hiệu quả. 

    Hãy chọn ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ để nguồn sữa có đủ các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho bé yêu.

    VI. Những quan điểm sai lầm về kiêng cữ

    1. Kiêng tắm gội trong một tháng

    Quan điểm kiêng tắm gội trong vòng một tháng để hạn chế đau ốm, cảm lạnh và rụng tóc về sau là không đúng.

    • Theo các bác sĩ, sau khi sinh mẹ nên gội đầu thường xuyên để hạn chế mồ hôi bết trong tóc gây ngứa, nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một vài vấn đề khác.
    • Khi gội đầu mẹ nên dùng nước ấm là tốt nhất và cần sấy tóc khô ngay sau khi gội xong, hạn chế để tóc ướt lâu. 
    • Mẹ nên tắm bằng nước ấm. Tắm xong mẹ có thể thoa rượu hoặc tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể và giúp cơ săn chắc.

    2. Kiêng ra ngoài

    Việc này tưởng tốt nhưng đôi khi lại gây hại do việc đóng kín cửa sẽ khiến căn phòng ẩm thấp, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển, có thể gây bệnh cho hai mẹ con.

    >> Nên mở cửa sổ cho phòng thoáng mát và để không khí với ánh nắng buổi sáng chiếu vào.

    3. Nằm than, hơ nóng

    Quan niệm này hết sức cổ hủ. Nằm than, nhất là vào mùa đông sẽ giúp mẹ và bé thấy ấm áp hơn nhưng than khi cháy sẽ sản sinh nhiều khí CO2, gây độc cho cả mẹ và bé.

    4. Kiêng nói chuyện

    Theo quan niệm cũ, nếu sau khi sinh mẹ nói nhiều thì sau này dễ bị nói nhịu. Quan niệm này không hề có căn cứ khoa học. Sản phụ vẫn cứ giao tiếp bình thường, chỉ cần hạn chế nói quá to để tránh ảnh hưởng tới thanh quản.

    VII. Những bí quyết giúp hạn chế mệt mỏi sau sinh

    Babyparadise xin lưu ý:

    • Ngủ đủ giấc trong thời gian ở cữ
    • Hãy tranh thủ chợp mắt khi bé ngủ. Việc này giúp bạn có cơ hội được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian dài mang thai vất vả.
    • Mỗi ngày, hãy dành chút thời gian để vận động nhẹ nhàng, thư giãn bằng việc đọc sách hay nghe nhạc.
    • Tắm vòi sen với nước ấm giúp cơ thể được thư giãn.
    • Mỗi ngày nên dành chút thời gian nói chuyện với chồng, chia sẻ với anh ấy những điều thú vị hay những khó khăn mà bạn gặp phải trong thời gian ở cữ sau sinh.
    • Dành thời gian chơi với em bé, giúp bạn giảm stress mà tình cảm mẹ con cũng gắn bó hơn.
    • Trò chuyện với người thân, bạn bè để không cảm thấy cô đơn khi trong thời gian ở cữ sau sinh.

    VIII. Nên đi khám khi nào?

    Trong thời gian ở cữ sau khi sinh, bạn nên đến bệnh viện khám nếu có một trong các triệu chứng sau:

    • Sốt 38°C hoặc cao hơn
    • Sản dịch ra nhiều một cách bất thường, bạn phải thay băng vệ sinh sau mỗi giờ. Sản dịch có chứa các cục máu đông
    • Đau đầu dữ dội hoặc thị lực thay đổi, có ảo giác
    • Vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn sưng đỏ, chảy mủ
    • Bạn bị đau, sưng ở chân
    • Bạn bị viêm vú hoặc quầng vú, núm vú nứt, chảy máu
    • Dịch âm đạo có mùi khó chịu
    • Tiểu buốt, tiểu són hoặc không thể kiểm soát tình trạng tiểu tiện
    • Âm đạo bị đau
    • Bụng đau nhiều
    • Ho, đau ngực, buồn nôn hoặc nôn
    • Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ tự sát hoặc bất kỳ ý nghĩ nào có nguy cơ làm hại đến em bé.