Return to site

Những thực phẩm giúp mẹ lợi sữa

January 17, 2021

Ăn gì, uống gì để lợi sữa, có nguồn sữa dồi dào cho con? Babyparadise xin mách mẹ những loại thức ăn, thức uống giúp lợi sữa cực kỳ hiệu quả. Đọc và áp dụng ngay mẹ ơi!

I. Yếu tố ảnh hưởng đến lượng và chất lượng sữa mẹ

1. Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng tới chất lượng sữa

Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh các bà mẹ nên duy trì chế độ ăn uống hoàn hảo vì chất lượng sữa của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé

  • Nếu các bà mẹ ăn uống thất thường sẽ gây tổn thương tỳ vị, nhiệt tích lại nhũ hoa, gây sưng đau vú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiết sữa. 
  • Ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ bị tích nhiệt làm dày phần da vú, làm sữa khó lưu thông.
  • Dinh dưỡng của mẹ quá kém có thể dẫn tới lượng sữa và lượng chất béo trong sữa cũng ít hơn người có dinh dưỡng đầy đủ.

2. Thuốc là một yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ

Trong khi cho con bú, bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn để trị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn loại thuốc, để hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ ảnh hưởng đến bé yêu.

3. Tinh thần của bà mẹ rất quan trọng

Nếu bà mẹ bị stress, lo lắng, thiếu niềm tin thì sẽ hạn chế hoạt động của phản xạ tống sữa mặc dù sữa vẫn có trong vú.

4. Yếu tố nước ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ

Nhiều bà mẹ thường quan niệm rằng việc uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm tăng lượng sữa. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng, bạn vẫn nên uống đủ lượng nước cần thiết.

5. Thực phẩm gây dị ứng với cơ thể mẹ

Đôi khi việc thu nạp thực phẩm của mẹ chính là nguyên nhân gây nên dị ứng ở trẻ bú mẹ. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như những đồ ăn có chứa nhiều loại gia vị, hải sản hay các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa.

6. Gia vị nặng mùi mẹ cần phải tránh

Vì sữa mẹ chịu ảnh hưởng mùi từ các thực phẩm mà mẹ tiêu thụ cho nên mẹ tránh ăn các món ăn các loại gia vị nặng mùi như hành,tỏi… Mùi của sữa thay đổi có thể khiến bé không muốn bú.

II. Những yếu tố khiến mẹ sau sinh có nhiều sữa

Khoa học đã chứng minh rằng bà đẻ sau sinh có nhiều sữa hay không phụ thuộc vào 2 nội tiết tố oxytocin và prolactin

  • Oxytocin là bóp túi sữa đẩy ra khỏi nang sữa để sữa xuống và được tiết ra trong lúc cho con bú rất nhiều. 

  • Prolactin làm cho tế bào tạo ra sữa trước khi em bé bú. 

  • Oxytocin nhạy cảm với môi trường rất nhiều: người mẹ tâm lí thoải mái, hạnh phúc nội tiết tố này sẽ co bóp đẩy sữa ra ngoài. Người mẹ sợ mình không đủ sữa, stress, áp lực,… sẽ không co bóp để đẩy sữa ra ngoài mặc dù trong ngực mẹ có sữa.

Thực đơn của bà đẻ phải đầy đủ 04 nhóm thực phẩm, món ăn lợi sữa là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

III. Nuôi con bằng sữa mẹ cần nhiều calo hơn

Babyparadise lưu ý:

  • Công việc khó khăn của cơ thể mẹ là sản xuất ra sữa. Khi con bú sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng của mẹ khoảng 500 calo/ngày. 
  • Nếu bà mẹ muốn giảm cân nhanh sau khi sinh, thì bà mẹ cần kiên nhẫn. Nếu mẹ hạn chế lượng quá nhiều, đặc biệt là trong vài tháng đầu cho con bú, có thể làm giảm cả nguồn sữa và chất lượng sữa.
  • Những bà mẹ cho con bú có thể sẽ bị đốt cháy chất béo một cách tự nhiên sau 3 đến 6 tháng cho con bú và bắt đầu giảm cân nhiều hơn so với bà mẹ không cho con bú.
  • Bà mẹ nên nhớ rằng giảm cân sau khi sinh là một cuộc đua marathon chứ không phải chạy nước rút, có thời gian để tăng cân trong giai đoạn mang thai thì cũng cần có thời gian để giảm cân sau khi sinh.

IV. Nhu cầu dinh dưỡng của bà nuôi con bú

    1. Năng lượng

    • Số lượng sữa trung bình một ngày bà mẹ cho con bú khoảng 750 -850 ml, tương đương với 67 kcal/100ml, khoảng 502 -570 kcal/ngày. 
    • Nhu cầu năng lượng cần bổ sung cho mẹ tăng thêm 550 - 625 kcal/ngày so với người trưởng thành

    2. Protein

    Nhu cầu protein trong 6 tháng đầu được tăng thêm so với người trưởng thành là 20 -25 gam/ ngày. Sáu tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 17 gam/ngày.

    3. Lipid

    Đối với phụ nữ nói chung và bà mẹ sau sinh nói riêng, nhu cầu lipid/ năng lượng tổng số (%) là 20 - 25%, và tối đa là 30%.

    4. Vitamin

    Vitamin B2 (tăng thêm 0.5mg/ngày), vitamin C (95mg/ngày), folate (tăng thêm 100 mcg/ngày), vitamin A (850mg/ngày)

    5. Chất khoáng

    Sắt (24mg/ngày), canxi (1,300mg/ngày), kẽm (trong 6 tháng đầu sau sinh khoảng 9.5 mg/ngày và sau 6 tháng khoảng 7.2 mg/ngày)

    V. Bổ sung thêm các chất bổ sung cho bà mẹ nuôi con bú

    Bà mẹ luôn luôn hoài nghi sử dụng các chất bổ sung đặc biệt là khi đang cho con bú. Tuy nhiên, cũng có một chất bổ sung khác có thể có lợi cho bà mẹ cho con bú. Những chất này bao gồm:

    1. Vitamin tổng hợp

    • Một số phụ nữ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng quan trọng do trong quá trình mang thai thường bị nghén và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn. 
    • Bà mẹ sẽ có nhiều lợi ích về sức khỏe nếu bổ sung thêm vitamin tổng hợp khi đang trong thời gian cho con bú.

    2. Omega-3 (DHA)

    • Là một acid béo omega-3 chuỗi dài cần thiết trong nhu cầu dinh dưỡng, được tìm thấy nhiều ở trong hải sản, tảo. 
    • Là thành phần quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương, da và mắt. DHA còn quan trọng cho sự phát triển và chức năng của não. 
    • Phụ nữ có thai và cho con bú nên uống ít nhất 2.6 gam omega-3 và 100 - 300 mg DHA mỗi ngày.

    3. Vitamin D

    • Chủ yếu được tìm thấy trong cá béo, dầu gan cá và thực phẩm bổ sung. 
    • Có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đặc biệt là xương và chức năng hệ miễn dịch, chỉ xuất hiện với lượng rất thấp trong sữa mẹ ( các bé từ 2-4 tuần tuổi được khuyến nghị bổ sung vitamin D)
    • Thiếu vitamin D có thể gây hậu quả nghiêm trọng như yếu cơ, mất xương và tăng nguy cơ gãy xương. Trẻ thiếu vitamin D có thể xảy ra tình trạng co giật, còi xương và một số bệnh khác ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    VI. TOP THỰC PHẨM LỢI SỮA GIÚP SỮA VỀ ÀO ẠT

    1. Tầm quan trọng của thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

    • Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, phụ nữ sau sinh nên ăn gì cũng phải hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
    • Thường chế độ ǎn tốt cho mẹ trong giai đoạn này là một chế độ ǎn đa dạng, không kiêng khem. Mỗi ngày nên ǎn trên 20-30 loại thực phẩm khác nhau, gồm đủ các nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, xôi, thịt cá, rau đậu, trái cây,…
    • Uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước. Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì mẹ sẽ có lượng sữa đủ nhu cầu của bé.
    • Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ nên ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính.
    • Các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. 
    • Mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là các loại thức uống lợi sữa để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn sữa dồi dào cho con.

    2. Các thực phẩm lợi sữa

    2.1. Nước chè vằng

    Babyparadise xin lưu ý:

    • Có tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thương, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, có tác dụng đối với bệnh nhân thiếu máu, vàng da.
    • Đối với các sản phụ thì chè vằng còn được biết đến như một dược liệu giúp lợi sữa, phục hồi sau sinh, cho làn da hồng hào hơn.
    • Các mẹ dùng 1-2 nắm chè vằng khô, rửa sạch cho vào nồi đun sôi.
    • Có thể uống thay nước hằng ngày, đối với mẹ mới sinh nên uống khi còn đang nóng thì tốt hơn

    Cao lá vằng hộp Mệ Đoan Babyparadise giới thiệu đến Mẹ

    2.2. Sữa và bia

    • Các mẹ có thể áp dụng cách pha sữa đặc có đường với 1/2 lon bia hoặc pha nửa lon bia với khoảng từ 3 – 4 thìa café sữa đặc để uống nhằm kích thích tuyến sữa.
    • Uống trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng hay sau cữ bú của con, mẹ sẽ không lo mùi bia lẫn trong mùi sữa mẹ.

    2.3. Nước 5 loại đậu pha

    Nếu muốn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các mẹ có thể tự rang sơ và xay nhỏ các loại đậu rồi cho vào lọ kín để sử dụng dần.

    • Mỗi tối lấy 1 -2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. 
    • Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác.

    2.4. Nước lá rau ngót

    Nước rau ngót bị cấm trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối, sau sinh cho con bú lại khuyến khích mẹ nên dùng loại rau này.

    • Chứa nhiều dưỡng chất tốt như protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B và C
    • Là một trong những nước uống quen thuộc giúp bà mẹ tăng lượng sữa
    • Có thể uống nước lá rau ngót hằng ngày hoặc ăn canh rau ngót điều này giúp mẹ cải thiện được lượng sữa đáng kể

    2.5. Nước lá đinh lăng

    Lá đinh lăng cũng là loại nước giúp lợi sữa.

    • Lá đinh lăng rửa sạch rồi cho vào nước (đổ nước ngập lá) đun sôi
    • Chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm. 
    • Nếu chưa uống ngay mà nước bị nguội thì khi uống phải hâm nóng, không nên uống lạnh.

    2.6. Sữa nóng

    Chẳng cần sữa nhập ngoại hay đắt tiền, mẹ chỉ cần uống một cốc sữa đặc nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa tiết ra nhanh chóng.

    Uống sữa nóng sau sinh không chỉ lợi sữa mà còn giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn.

    2.7. Nước gạo lứt rang

    Gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nước gạo lứt rang giúp các mẹ sau sinh thơm sữa, và sữa về nhiều hơn.

    2.8. Nước rau má

    Rau má là một loại rau thông dụng

    • Có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thế,
    • Là một loại thảo dược có tính bổ dưỡng rất cao, nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, các tác dụng giữ ẩm.
    • Có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. 
    • Các mẹ có thể nấu nước ra má uống hàng ngày, nên phơi khô rau má để bảo quản được lâu và dùng dần. Hoặc có thể dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…

    2.9. Nước nụ hoặc lá vối

    Đây là thức uống khá phổ biến ở các vùng miền Bắc.

    • Giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc gan,
    • Kích thích sữa ở mẹ sau sinh. 
    • Có thể uống nước nụ hoặc lá vối khi đã phơi khô hoặc còn tươi.

    2.10. Nước lá thìa là (thì là)

    • Với phụ nữ đang cho con bú thì lá thìa là có tác dụng giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào.
    • Mẹ có thể nấu canh thìa là với thịt nạt, cà chua hoặc đun nấu nước hạt thìa là để uống.
    • Loại nước uống này sẽ hơi khó uống vì mùi và hương vị đặc trưng của thì là. Nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trông thấy. 
    • Thực hiện: Mua hạt hoặc lá về rửa sạch, hãm trong 10 phút như hãm trà, sau đó uống khi còn ấm

    2.11. Nước lá mít

    Lá mít thường không được dùng làm thực phẩm nhưng với mẹ bầu nước lá mít lại là thức uống tốt cho bầu sữa. Mẹ nên uống nước lá mít mỗi ngày để lượng sữa được cải thiện rõ rệt.

    2.12. Nước gạo tẻ + gạo nếp + hạt sen

    • Hỗn hợp gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một ít đậu ( đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…) được nấu nhừ với nhau để lấy nước uống thì rất tốt cho sữa mẹ. 
    • Lưu ý để nấu được nước uống thì thành phần gạo trong hỗn hợp chỉ chiếm một lượng rất nhỏ thôi.

    2.13. Nước đậu đỏ

    Nếu mẹ uống nước đậu đỏ liên tục trong ba ngày, các tuyến sữa sẽ hoạt động tốt và cung cấp nguồn sữa phong phú cho bé.

    2.14. Nước mè đen

    • Mè đen và lá tằm khô xay nhuyễn trộn thêm một ít đường hòa tan với nước sôi sau 10 phút thì mẹ có thể dùng được. 
    • Với những mẹ bầu thiếu sữa chỉ cần dùng 4 ngày là lượng sữa sẽ nhiều lên đáng kể.
    • Ngoài ra với mè đen mẹ cũng có thể làm muối mè để ăn cũng có lợi ích giống như vậy.

    2.15. Nước lọc ấm

    Ngoài những loại nước trên, một quy tắc ‘bất di bất dịch’ mẹ phải nhớ trong suốt thời gian cho con bú là uống nhiều nước lọc.

    • Sản phụ được khuyên nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. 
    • Mẹ cho con bú nên uống nước ấm và cần uống 1 ly nước ấm trước khi cho con bú sẽ giúp kích thích sẽ nhanh về và về nhiều.

    2.16. Quả Sung

    • Sung được xem là siêu thực phẩm khi dồi dào các vitamin và khoáng chất như sắt, canxi… không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn cực tốt cho mẹ sau sinh. 
    • Mẹ có thể ăn lá sung non luộc, sun g nấu cháo, sung hầm để giúp ngăn ngừa táo bón và tăng tiết sữa, giúp nguồn sữa mát và thơm.

    2.17. Rong Biển

    • Chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, nhiều axit folic, rong biển là sản phẩm cực tốt cho mẹ sau sinh, vừa giúp mẹ mau hồi phục, chống viêm nhiễm, lại tăng cường chất lượng sữa mẹ, bổ sung canxi, sắt cho bé. 
    • Rong biển còn là thực phẩm lợi sữa giúp sữa về nhiều và mát sữa. 

    2.18. Các loại tôm, cua, cá

    • Trong thành phần dinh dưỡng của cá có chứa nhiều đạm, canxi và các chất béo không có chứa cholesterol rất tốt cho mẹ bầu. 
    • Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dị ứng với đồ biển, hải sản thì hãy tránh xa những nhóm thực phẩm này.

    2.19. Thịt Lợn Nạc

    • Các loại thịt lạc như thịt bò, thịt lợn hay thịt gà với thành phần dinh dưỡng cao, ít chất béo đặc biệt tốt đối với các sản phụ sau khi sinh. 
    • Thực đơn hàng ngày của mẹ với các món ăn từ thịt nạc sẽ giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú mà không lo chứng béo phì sau sinh. 
    • Lưu ý: hạn chế các món chiên, món rán bởi đồ chiên rán chứa rất nhiều dầu mỡ.

    2.20. Khoai lang – nhuận tràng, lợi sữa, giảm cân

    Cả rau và củ khoai lang đều có tác dụng lợi sữa, ngoài ra còn giúp nhuận tràng, chống táo bón.

    • Trong khoai lang chứa rất nhiều vitamin C, D, E giúp tăng tiết sữa. 
    • Khoai lang còn chứa các hoạt chống oxy hóa, kháng viêm, giúp sản phụ nhanh lành vết mổ, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, nhanh chóng khôi phục sức khỏe sau sinh và tăng chất đề kháng trong sữa.

    2.21. Chuối – Thực phẩm giúp thon gọn vóc dáng, lợi sữa cho mẹ

    Chuối là loại trái cây có nhiều dưỡng chất quan trọng với sức khỏe như vitamin B6, mangan, vitamin C, kali, protein, folate, sắt…

    • Lớp men của chuối, nhất là chuối sứ được đánh giá rất tốt, giúp mẹ tăng lượng sữa mà không sợ tăng cân. 
    • Chuối chứa lượng sắt và các dưỡng chất cao, không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, phòng chống thiếu máu mà còn tăng chất lượng sữa cho bé bú. 
    • Mẹ có thể ăn chuối như bình thường hoặc trộn với sữa, xay sinh tố sẽ giúp cho sữa về nhiều và đặc hơn.

    2.22. Thực phẩm lợi sữa từ móng giò

    Móng giò được xem là thực phẩm hàng đầu luôn được các bà các mẹ bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh.

    • Cung cấp rất nhiều nước trong quá trình tạo sữa. 
    • Cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như prrotein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, magie, mangan, kẽm, các vitamin B, A, systine, myoglobin và collagen.

    Móng giò có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác để tăng thêm dinh dưỡng, vừa giúp mẹ ăn ngon miệng như chân giò hầm đu đủ, chân giò hầm hạt sen, chân giò hầm nấm, chân giò hầm rau củ, bún móng giò...

    2.23. Món ăn lợi sữa từ rau đay

    • Rau đay chứa rất nhiều nước và chất nhầy nên làm tăng thể tích sữa. 
    • Các bà mẹ ăn rau đay trong 4 tuần liên tiếp ngay sau sinh được chứng minh lượng sữa của tuần thứ 3 và thứ 4 nhiều hơn lượng sữa tuần thứ nhất và thứ 2. 
    • Nếu không ăn ray đay, thì lượng sữa tuần thứ 3 và thứ 4 vẫn về nhưng số lượng ít hơn nhiều. 
    • Rau đay còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, sắt, kali cùng nhiều loại vitamin khác nhau. Mẹ nên ăn từ 200g-250g trong các bữa ăn hàng ngày để tăng tiết sữa và tăng chất lượng sữa cho con.

    2.24. Quả mướp

    Quả mướp có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người đặc biệt là rất tốt cho mẹ sau sinh.

    • Mướp có tính bình, vị ngọt, mẹ sau sinh ăn mướp không chỉ giúp sữa về nhiều và đều mà còn giúp làm thông tắc tuyến sữa, trị viêm tắc tia sữa, tăng cường lưu thông máu giúp mẹ hồi phục nhanh hơn sau khi vượt cạn

    2.25. Cam tươi

    Không chỉ giúp mẹ mau hồi phục sức khỏe, tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn, cam tươi còn giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn, mẹ ăn cam tươi trong thời gian cho con bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường đề kháng, bổ sung canxi, sắt, axit folic cho con.

    Babyparadise tổng kết các món ăn lợi sữa cho bà đẻ:

    ⊗ Món rau
    → Khoai lang luộc
    → Su su luộc
    → Rau dền luộc.
    → Bầu, mướp luộc
    → Mướp xào thịt bò
    → Đậu đũa luộc

    ⊗ Món canh:
    → Canh hoa chuối nấu thịt thăn băm nhuyễn
    → Bí xanh, sườn
    → Bí đỏ, đậu xanh, sườn
    → Đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
    → Hoa thiên lý nấu thịt nạc
    → Canh rau dền
    → Ngải cứu nấu thịt gà
    → Canh mọc, hạt sen, nấm
    → Chân giò nấu đu đủ xanh
    → Canh móng giò, thông thảo
    → Rau ngót nấu thịt nạc
    → Đỗ đen nấu móng giò
    → Đu đủ thịt thăn
    → Thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
    → Khoai tây cà rốt, xương

    ⊗ Món thịt/ món mặn:
    → Thịt nạc rang nghệ, gừng
    → Thịt lợn nạc kho tàu
    → Thịt bò hầm cà chua
    → Đuôi bò hầm thuốc bắc
    → Tôm (đồng) nõn rim
    → Tôm nõn rang thịt+gừng
    → Thịt dê hầm đương quy
    → Gà ác tần thuốc bắc(ăn tối đa 2 con/tuần, gần 2,3 lạng/con)
    → Gà rang nghệ, gừng
    → Cá diếc kho gừng
    → Cá chép hấp thì là, hành
    → Cá quả kho tộ
    → Đậu phụ kho thịt
    → Đậu phụ rán

    ⊗ Món cháo:
    → Cháo chân chó
    → Cháo móng giò heo
    → Cháo cá chép
    → Cháo gà
    → Cháo lươn, nước gừng
    → Cháo thịt lợn xay
    → Cháo thịt bò băm
    → Cháo trứng
    → Cháo vừng đen

    ⊗ Tráng miệng:
    → Chè hạt sen, chè đỗ đen/đỗ xanh, chè bắp/ngô, chè mè đen
    → Na, bơ, mãng cầu, hồng xiêm, nho, nhãn, thanh long, chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước).

    ⊗ Nước uống:
    → Nước ép cam, táo
    → Nước ngó sen, chè vằng, Vối, rau má, đậu đen
    → Nước gạo rang và đậu đỏ
    → Sữa ông thọ nóng
    → Sinh tố rau ngót

    VII. Một số thực phẩm mẹ không nên dùng trong thời gian cho con bú

    1. Caffeine

    • Khoảng 1% lượng caffeine được bà mẹ tiêu thụ sẽ chuyển và sữa mẹ. Trẻ sơ sinh sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hoá nó. 
    • Nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

    2. Rượu

    Rượu cũng có thể được truyền vào sữa và nó cũng làm cho bé phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hoá.

    3. Sữa bò

    • Có khoảng 2-6% trẻ có thể bị dị ứng với sữa bò từ chế độ ăn của mẹ, biểu hiệu là bị phát ban, chàm, tiêu chảy, đại tiện ra máu, nôn mửa, đau bụng... 
    • Nếu xảy ra tình trạng này tức là bé không có khả năng dung nạp protein của sữa bò. Mẹ không nên sử dụng sữa bò trong khẩu phần của mình.

    VIII. Một số lưu ý chữa ít sữa sau sinh

      Babyparadise xin lưu ý:

      • Mẹ không nên ép bản thân mình ăn quá nhiều nếu không muốn tăng cân quá nhanh sau sinh.
      • Tuy nhiên mẹ cũng không nên lo sợ tình trạng béo phì sau sinh bởi việc cho con bú chính là cách tốt nhất và tự nhiên nhất để mẹ giảm cân sau khi sinh
      • Mẹ hãy hạn chế sử dụng các món ăn vặt như bim bim hay các loại bánh kẹo ngọt. Chúng sẽ không tốt cho cả mẹ và bé
      • Hãy đổi món để đang dạng thực đơn của mẹ thường xuyên. Đừng ép mẹ phải ăn những món ăn mà mẹ không thích sẽ khiến mẹ có cảm giác chán ăn và mệt mỏi
      • Mẹ nên sử dụng các món canh nấu từ rau, thịt bởi chúng là những món dễ ăn, lợi sữa.
      • Để tối ưu việc hấp thụ và tiêu hóa. Tốt nhất hãy chia nhỏ chúng thành nhiều bữa và ăn từng chút sẽ là tốt hơn cho các mẹ.

      IX. Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa? Các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

      1. Ăn gì để có nhiều sữa khi vừa sinh mổ xong?

      1.1. Chất lỏng: Thực phẩm nhiều sữa sau sinh mổ cực điển hình

      • Thành phần chính của sữa là nước, và đó là lý do tại sao nếu sản phụ muốn nhiều sữa sau sinh mổ, mẹ phải bổ sung chất lỏng vào thực đơn của mình. 
      • Chế độ ăn uống giàu chất lỏng sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón sau sinh.
      • Các bác sĩ khuyến cáo rằng một bà mẹ dù sinh thường hay sinh mổ cũng phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm chất lỏng từ sữa, nước dừa, nước trái cây và súp.

      1.2. Thức ăn dễ tiêu hóa: Cung cấp dinh dưỡng cho sữa mẹ, giảm táo bón

      Thích hợp nhất trong nhóm này là cháo loãng, sữa chua, sữa tươi, canh rau hay súp.

      • Đây chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cơ bản giúp người mẹ có nhiều sữa hơn sau cuộc mổ đẻ, mặc dù không quá dồi dào
      • Bổ sung chất xơ, dinh dưỡng và các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ giảm táo bón và rút ngắn thời gian liền lại vết thương.

      1.3. Protein dễ tiêu hóa: Cần thiết cho sự phát triển của tế bào mới sau sinh mổ, giúp lợi sữa

      Bổ sung protein vào thực đơn ăn gì hôm nay làm lành vết thương SINH MỔ

      • Các protein dễ tiêu hóa là các loại đậu đỗ, thịt lợn nạc và sữa. 
      • Một số thực phẩm giàu protein khác như thịt bò, hải sản, trứng chưa nên ăn vội vì chúng làm đầy vết thương rất nhanh có thể khiến mẹ bị sẹo lồi, nên ăn chúng vào giai đoạn vết thương bắt đầu phục hồi nhé.

      2. Ăn gì sau sinh mổ để nhiều sữa khi vết thương bắt đầu phục hồi?

      2.1. Vitamin C: Chống nhiễm trùng sau sinh mổ, tăng sức đề kháng cho sữa mẹ

      • Vitamin C làm tăng tốc quá trình phục hồi vết thương, tái tạo tế bào và chống lại các bệnh nhiễm trùng. 
      • Khi vitamin C đi vào sữa mẹ, chúng giúp trẻ bú mẹ có sức đề kháng khỏe hơn, bởi vì vốn dĩ trẻ sinh mổ thường yếu hơn trẻ sinh thường, nhất là hệ hô hấp.
      • Các thực phẩm giàu vitamin C giúp sản phụ sinh mổ lợi sữa, nhanh phục hồi là bông cải xanh, cà chua, dâu tây, cam, bưởi, đu đủ.

      2.2. Sắt: Mẹ sau sinh mổ ăn để nhiều sữa, bổ máu

      • Sự thiếu hụt sắt sau sinh mổ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến việc tiết sữa 
      • Muốn có nhiều sữa sau sinh mổ và nhanh hồi phục sức khỏe, mẹ hãy chú ý đến những thực phẩm giàu sắt như quả sung, gan động vật, thịt bò, hàu, các loại đậu đỗ.

      2.3. Canxi: Giúp mẹ sinh mổ nhiều sữa, sữa giàu canxi tốt cho xương khớp

      Canxi không chỉ đóng vai trò đặc biệt với xương khớp mà còn có vai trò nhất định với cơ bắp, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.

      • Giúp sản phụ sau sinh mổ có được cơ thể khỏe mạnh, nhiều sữa, sữa giàu dinh dưỡng. 
      • Khi con bú mẹ, một lượng canxi đáng kể sẽ vào cơ thể, giúp con có được hệ xương khớp chắc khỏe và hàng rào đề kháng tốt.

      Các thực phẩm giàu canxi lành mạnh mà một người mẹ sau đẻ mổ nên ăn là đậu hũ, cải xoăn, sữa, rau chân vịt.

      2.4. Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, lợi sữa sau đẻ mổ

      Giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, nhất là tình trạng táo bón

      X. Gợi ý một số món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

      Dựa vào danh sách các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ, BABY PARADISE xin đưa ra gợi ý một số món ăn vừa giúp mẹ chống ngán, vừa nhanh liền sẹo và có nhiều sữa nhé!

      Các món canh và rau lợi sữa cho mẹ sinh mổ:

      • Canh rau ngót nấu thịt nạc, rau ngót luộc.
      • Canh rau đay nấu mướp, rau đay nấu cua đồng, rau đay nấu tôm.
      • Canh bí đao nhồi thịt, bí đao luộc, canh bí đao nấu tôm.
      • Đậu cove luộc, đậu cove xào thịt bò, đậu cove xào nấm.
      • Bông cải xanh luộc, bông cải xanh xào thịt bò, canh bông cải xanh nấu giò viên.
      • Sinh tố cải bó xôi, cải bó xôi luộc, cải bó xôi xào thịt lợn, thịt bò.
      • Măng tây xào tôm, măng tây xào thịt bò, măng tây xào thịt gà, măng tây xào nấm và ngô bao tử, măng tây xào đậu hũ.
      • Rau cải xoăn hấp, cải xoăn xào thịt.
      • Canh rau củ thập cẩm, canh đậu tương nấu sườn non, canh tôm nấu bầu, canh chân giò hầm củ sen, canh rong biển thịt bò, canh thì là nấu riêu cua, canh cá chép nấu đậu đỏ, canh thịt vịt nấu nấm hương.

      Các món mặn ăn kèm với cơm lợi sữa cho bà đẻ sau sinh mổ:

      • Cá hồi kho tộ, cá hồi hấp.
      • Thịt ba chỉ rim tôm, thịt ba chỉ kho đậu hũ, thịt ba chỉ kho sung, thịt ba chỉ kho trứng cút.
      • Thịt chân giò luộc, thịt chân giò rim mặn.
      • Thịt bò kho khoai tây, thịt bò kho gừng, thịt bò xốt cà chua.
      • Tôm rim nghệ, tôm sốt chanh đường.
      • Thịt gà luộc, thịt gà rang gừng, thịt gà sốt lá chanh, thịt gà chiên nước mắm.
      • Cá chép hấp, cá chép kho tộ, cá chép xốt xì dầu.
      • Thịt vịt om sấu, thịt vịt xào lăn, vịt tiềm tứ quý, thịt vịt luộc.

      Các món phụ, món ăn vặt lợi sữa cho sản phụ sinh mổ:

      • Chè mè đen, bột mè đen.
      • Cháo chân dê, cháo thịt lợn, cháo thịt bò cải bó xôi, cháo xương ống, cháo gà, cháo cá chép, cháo cá hồi, cháo đậu đen, cháo bí đỏ, cháo tim cật, cháo tôm, cháo hàu, cháo bề bề, cháo lươn.
      • Ngũ cốc pha sữa, sữa chua ngũ cốc trái cây.
      • Bún gà, bún bò, bún ngan, bún thịt lợn.
      • Sữa chua, sữa tươi, sữa đặc pha nước ấm, sữa đậu nành, sữa gạo lứt, sữa hạnh nhân, sữa óc chó.
      • Súp cua, súp gà, súp ngô thịt gà, súp trứng.

      1. Vì sao sau sinh mổ mẹ thường mất sữa hoặc ít sữa?

      1.1. Do ảnh hưởng từ thuốc tê/thuốc mê/thuốc kháng sinh

      Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và chống viêm nhiễm cho mẹ sau khi phẫu thuật sẽ làm ức chế hormone sản xuất sữa và dẫn đến mất sữa sau sinh mổ.

      1.2. Do không thể cho con bú ngay

      • Mẹ sinh mổ không thể cho con bú ngay sau khi sinh con mà phải đợi khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi phẫu thuật. 
      • Mẹ  không thể thực hiện được việc âu yếm, ôm con, da kề da với con ngay sau khi con chào đời, vì thế tuyến sữa không được kích thích.

      1.3. Do ảnh hưởng từ vết mổ

      • Sau sinh mổ các mẹ đều hay bị táo bón. 
      • Việc đau ở vết mổ và tầng sinh môn khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống nên cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết để tiết sữa cho con bú. 
      • Mẹ khó ngủ, mất ngủ, chế độ sinh hoạt bị đảo lộn do ảnh hưởng bởi các cơn đau.

      1.4. Cho con bú không đúng cách

      Đối với mẹ sinh mổ và cả sinh thường nếu cho con bú không đúng cách hoặc cho con dùng sữa ngoài thay vì cho con bú mẹ ngay sau khi sinh thì khả năng khó có sữa sau sinh là rất cao.

      2. Dấu hiệu nhận biết sớm mẹ bị ít sữa sau sinh mổ

      2.1. Bầu vú của mẹ thay đổi rất ít hoặc không thay đổi sau 3 ngày sinh con

      Nếu 3 ngày sau khi sinh mổ mà sữa vẫn không về nhiều, bầu ngực vẫn không lớn hơn, sờ thấy nhão, không căng thì rất có thể là mẹ bị ít sữa cho con bú.

      2.2. Em bé chỉ bú dưới 5 phút thì nhả, bụng không no, hay quấy khóc

      Nếu bé nhà bạn chỉ bú khoảng 5 phút thì nhả, bụng bé không no và còn quấy khóc, thì mẹ nên nghĩ đến nguyên nhân là do mẹ bị thiếu sữa, bé bú không thấy sữa nên mới ngừng.

      2.3. Dù mẹ có cố nặn cũng không ra sữa

      Nhiều mẹ dùng cách lấy tay nặn hoặc hút sữa để kích thích sữa về cho con bú, nhưng lượng sữa tiết ra vẫn không nhiều hơn. Đây chính là một dấu hiệu ít sữa.

      2.4. Bé chỉ đi tiểu dưới 6 lần/ngày

      Thành phần chủ yếu trong sữa mẹ là nước. Nếu thấy bé của mẹ đi tiểu quá ít thì mẹ hãy chú ý một chút đến lượng sữa của mình, rất có thể mẹ bị ít sữa, thiếu sữa rồi.

      3. Mẹ bầu đẻ mổ nên hạn chế ăn gì

      Để quá trình phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, sản phụ cần hạn chế những món ăn dưới đây:

      • Đẻ mổ không nên ăn các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
      • Các món ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng.
      • Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn.
      • Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu.
      • Sau đẻ mổ không nên ăn các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt.
      • Các đồ ăn thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia.
      • Những thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống.
      • Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể.
      • Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối

      XI. Thức ăn gây mất sữa, ít sữa, sữa hôi

      Làm thế nào để có nhiều sữa cũng như cơ thể nhanh phục hồi sau sinh, người mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng hàng ngày của mình. Một số những thực phẩm làm mất sữa, ít sữa mẹ cần kiêng như:

      • Bắp cải
      • Lá lốt
      • Bạc hà
      • Lá dâu
      • Măng

      X. Thức ăn làm vết thương lâu lành, sưng tấy

      Mẹ sinh mổ nên chú ý đặc biệt đến những thức ăn khiến vết mổ lâu lành và dễ bị sưng tấy. Kinh nghiệm dân gian cũng như Đông Y đã chỉ rõ nó có với những vết thương hở hay vết mổ, các mẹ sau sinh thực sự nên kiêng như:

      1. Rau muống

      Rau muống vốn là khắc tinh khi cơ thể bị vết thương hở, thậm chí là vết mổ vì nó làm đầy vết thương một cách thái quá khiến da dễ bị sẹo lồi.

      2. Thịt gà

      Thịt gà khiến cho vết thương lâu lành, gây sưng tấy và sẹo lồi.

      Các mẹ nên kiêng thịt gà trong 2 tháng đầu sau sinh để vết thương nhanh lành.

      3. Gạo nếp và các món ăn chế biến từ đồ nếp

      Gạo nếp lại có tính dẻo, nóng, khi bị vết thưởng hở, vết mổ sẽ khiến vết thương mưng mủ, sưng tấy và lâu lành hơn.

      XI. Thức ăn gây tiêu chảy cho mẹ và con

      1. Hải sản, đồ tanh và các thức ăn dễ gây dị ứng

      Hải sản có hàm lượng đạm dồi dào và không gây tăng cân hay mắc bệnh tim mạch, hải sản cũng nhiều khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ, giàu canxi... là món ăn rất tốt với mẹ bầu

      Lưu ý

      • Không nên ăn đồ ươn, sống vì có thể dễ gây ngộ độc và đổ bệnh. 
      • Nên ăn hải sản tươi và được chế biến chín. 
      • Đối với những mẹ bị dị ứng hải sản hay bất kì thực phẩm khác có nguy cơ thì nên tránh xa những loại thức ăn đó.

      2. Những thực phẩm không đảm bảo an toàn. Thực phẩm không rõ nguồn gốc

      Nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng có thể không còn tươi, ít nhiều cũng theo sữa mẹ vào cơ thể non nớt của con gây ra tình trạng đi ngoài tiêu chảy.

      3. Những thức ăn khó tiêu, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị

      • Với tính chất chứa nhiều thành phần không tốt cho hệ tiêu hóa và dễ dẫn đến nguy cơ tiêu chảy, những loại thức ăn và gia vị này lại hoàn toàn không có lợi cho cả mẹ và bé. 
      • Những mùi hành, tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài hơn 2 giờ sau bữa ăn có thể khiến bé sợ mùi sữa và bỏ bú khi phát hiện mùi lạ khó chịu.

      4. Các loại cá chứa thủy ngân cao

      • Cá vốn là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và omega3,6. Vì vậy, nó sẽ rất tốt cho sự phục hồi của mẹ sau sinh mổ cũng như sự phát triển toàn diện cho bé.
      • Tuy nhiên, những loại cá chứa nhiều thủy ngân thì phụ nữ sau sinh mổ cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt nên kiêng những loại cá này. Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân cần kể đến như cá kiềm, cá mập, cá kình và cá thu hoàng hậu….