Return to site

Sính lễ đám cưới trong đám cưới của người Việt

July 9, 2022

Ngày cưới vốn dĩ luôn được xem là ngày lễ trọng đại của đời người do đó mà việc chuẩn bị sính lễ cho ngày cưới cũng là điều vô cùng đặc biệt và quan trọng. Vậy sính lễ đám cưới gồm những gì và chuẩn bị như thế nào luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng BABY PARADISE đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé.

1. Ý nghĩa của phong tục tặng sính lễ trong ngày cưới

Baby Paradise lưu ý:

  • Ở nước ta, phong tục tặng sính lễ trong ngày cưới đã có từ rất lâu đời và được lưu giữ trân trọng đến ngày nay, là một trong nét đẹp trong truyền thống của văn hóa cưới xin Việt Nam. 
  • Sính lễ được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái, nó mang một ý nghĩa của sự may mắn và tốt lành trong hôn nhân, là minh chứng cho cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ.
  • Bày tỏ ngỏ ý của nhà trai muốn rước cô dâu về sống chung một nhà trong sự chúc phúc của gia đình và họ hàng 2 bên, thể hiện sự trách nhiệm và coi trọng của cả cô dâu và chú rể trong cuộc hôn nhân này.
  • Tùy thuộc vào từng phong tục tập quán của từng vùng miền mà sinh lễ ở mỗi nơi có những nét khác biệt riêng. Mâm lễ này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của nhà gái hoặc điều kiện của gia đình nhà trai ra sao.

2. Sính lễ cưới trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam.

2.1. Tráp mâm quả bánh:

2.1.1. Bánh phu thê (bánh su sê)

Baby Paradise lưu ý: Bánh phu thê phổ biến cả 3 miền Bắc Trung và Nam.

  • Miền Bắc bánh có hình tròn, hình ảnh của bầu trời, tượng trưng cho cực dương, bánh được nhuộm màu đỏ, vàng bằng phẩm màu tự nhiên, được gói trong giấy bóng kính và tạo khuôn hình tròn.
  • Miền Trung và Nam thì bánh phu thê là sự hài hòa của đất trời, âm dương đồng thuận, bánh khác nhau về màu sắc và kiểu dáng. Bánh màu trắng được gói trong hộp vuông làm từ lá dứa. Phần nhân được đặt trọn trong phần bột đã dàn mỏng thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. 

Triết lý ngũ hành thể hiện qua năm màu có trong bánh:

  • Màu trắng của bột lọc và cơm dừa
  • Màu vàng của nhân đỗ
  • Màu đen của hạt vừng
  • Màu xanh của lá 
  • Màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bánh. 

>>Thể hiện sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.

2.1.2. Bánh pía

  • Bánh pía rất phổ biến trong lễ cưới người miền Nam, thường được sử dụng làm sính lễ và được nhà trai mang qua nhà gái trong đám hỏi, được đặt riêng ra 1 tráp khoảng 20 đến 30 cái.
  • Có nhiều loại bánh pía có nhân khác nhau như đậu xanh, dừa, mè đen, khoai môn, ….

2.1.3. Bánh cốm

  • Bánh cốm có hình vuông. Trong tư tưởng của người xưa thì “Trời Tròn Đất Vuông” thì bánh cốm đại diện cho đất mẹ bao la.
  • Do phong tục tập quán bên cạnh yếu tố địa lý và khí hậu, bánh cốm chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, thường được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam không phổ biến loại bánh này.

2.1.4. Bánh kem

Baby Paradise lưu ý: Trong đám cưới thường có 2 loại bánh kem.

  • Loại thứ nhất được là loại bánh kem 1 tầng, được đặt vào trong tráp mâm quả đi kèm với các mâm quả khác khi đem sính lễ qua nhà gái, thể hiện sự chu đáo và ngọt ngào của chú rể đối với cô dâu.
  • Loại thứ hai được gọi là bánh kem trong nhà hàng tiệc cưới. Bánh kem này thường có ít nhất 3 tầng, một số nhà hàng có tặng bánh kem thì tầng trên cùng là bánh kem thật, còn các tầng dưới là bánh giả, được cô dâu chú rể cắt khi làm nghi thức cưới tại nhà hàng.

2.2. Tráp Trầu Cau

2.2.1. Ý nghĩa của trầu cau trong đám cưới Việt

Baby Paradise lưu ý: Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam từ Bắc ra Nam, sính lễ cưới lúc nào cũng có tráp trầu cau.

  • Trầu Cau đại diện cho lòng chung thủy và tình yêu sắc son trong tình cảm vợ chồng được lưu truyền từ xa xưa đến nay.
  • Người xưa còn có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện“, trầu cau được coi như là một cầu nối, khởi đầu cho cuộc nói chuyện của 2 nhà trai và nhà gái trong việc bàn bạc tính toán lễ cưới 

2.2.2. Số lượng trầu cau bao nhiêu là đủ?

  • Theo phong tục xưa, người ta tính cứ 1 bộ trầu cau sẽ gồm 1 quả cau và 2 lá trầu. Khi tổ chức lễ cưới, người ta đặt khoảng 60 đến 80 bộ trầu cau trong tráp trầu cau
  • Ngày nay thịnh hành số lượng 105 bộ quả trầu cau trong 1 tráp vì cho rằng 105 đại diện cho ý nghĩa Trăm Năm Hạnh Phúc của cô dâu và chú rể. 

2.2.3. Các kiểu trưng bày tráp trầu cau

Baby Paradise lưu ý: Có rất nhiều kiểu trưng bày tráp trầu cau, khi bạn đặt bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp cho xem các mẫu tráp trầu cau và giá cả của từng mẫu để bạn có thể chọn lựa.

Tráp trầu cau trang trí hình long phụng

tráp trầu cau trang trí lá dừa kiểng uốn hình tim

Tráp trầu cau trang trí hoa lan hồ điệp và lá dừa kiểng

Tráp trầu cau trang trí hình chim phụng

Tráp trầu cau trang trí nơ và lá dừa kiểng

Tráp trầu cau đơn giản

2.2.5. Khay trầu tem

Baby Paradise lưu ý: Ngoài tráp trầu cau, khi đem sính lễ qua nhà gái, nhà trai còn chuẩn bị thêm 1 khay trầu têm đi kèm với bao lì xì và trà rượu

2.3. Tráp mâm quả trái cây

2.3.1. Quả nho

  • Nho được cho là đại diện cho một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc vì có nhiều hương vị ngọt ngào.
  • Hình ảnh chùm nho còn chứa đựng lời chúc con cháu đầy đàn cho cặp đôi mới cưới.

2.3.2. Quả táo

Quả táo theo tiếng Hán Việt có nghĩa là Bình Quả. Theo nhiều người nó mang đến bình an, may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ

2.3.3. Quả thanh long

Baby Paradise lưu ý: Thanh Long đại diện cho rồng - một linh vật cát tường. Thêm vào đó là vẻ ngoài của trái thanh long của rất ấn tượng khi trưng bày trên mâm ngũ quả.

Ngoài ra thanh long cũng mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Cụ thể là 6 lợi ích sau:

  • Tốt cho tim mạch
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa tiêu đường
  • Giảm viêm khớp
  • Phòng chống ung thư
  • Giảm cân
  • Làm đẹp da

2.3.4. Quả mãng cầu

Chữ cầu trong tên của quả mãng cầu tượng trưng chó ý nghĩa con cháu cầu xin tổ tiên phù hộ những điều tốt đẹp cho hôn sự của đôi vợ chồng trẻ.

2.3.5. Quả cam

  • Cam thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên ở miền Bắc hơn miền Nam bởi người Bắc tin rằng cam sẽ mang lại may mắn, xua đuổi tà ma nhờ hương vị của chúng. 
  • Đối với người miền Nam, cam thường khiến người ta liên tưởng đến sự “cam chịu”, nên thường không được sử dụng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong đám cưới.

2.3.6. Quả xoài

Đây là một loại quả thường thấy trên bàn thờ lễ gia tiên và người Nam thường đọc chữ “Xoài” thành “Xài”, nên nó mang ý nghĩa là sự dư dả về tài chính cho cặp đôi mới cưới.

2.4. Tráp Trà rượu

Mâm quả có Trà và Rượu sẽ được dâng lên bàn thờ trong quá trình cử hành nghi thức, mang ý nghĩa tâm linh như là lời con cháu kính hiếu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên cùng chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

2.5. Heo quay

  • Thông thường mâm quả cưới sẽ được chọn lựa theo cách thức đầy đủ nhất sẽ bao gồm Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt, mâm quả heo quay thuộc tính Mặn
  • Tùy vào mỗi gia đình sẽ lựa chọn heo quay loại lớn hay nhỏ (heo sữa). Heo quay sẽ được 2 người khiêng và nó mang ý nghĩa chúc cô dâu và chú rể sớm có tin vui, tài lộc vẹn toàn.

2.6. Tráp mâm quả xôi gấc

Baby Paradise lưu ý:

  • Xôi gấc có màu đặc trưng là màu đỏ tương. Màu đỏ từ bao đời nay luôn được xem là màu đại cát, mang may mắn đến cho mọi người, đặc biệt trong các ngày cưới hỏi.
  • Được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như nếp và trái gấc, những nguyên liệu được sinh ra từ đất mẹ thiêng liêng nên nó mang lại phước lành và hạnh phúc cho lứa đôi.
  • Được đổ thành hình trái tim, bên trên trang trí bằng lớp đậu xanh có hình chữ song hỷ. Người ta thường xếp 1 khay mâm quả gồm 6 cái sôi gấc thành 1 vòng tròn. Ở giữa vòng tròn trang trí thêm hoa tươi hoa ruy băng.
  • Đi kèm mâm xôi gấc thường có thêm một con gà với ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc.

2.7. Tráp mâm quả xôi gà luộc

  • Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới.
  • Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau
  • Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới.
  • Ở một số nơi, người ta còn có thể thay thế mâm xôi gà luột bằng xôi gà quay.

2.8. Bao lì xì tiền nạp tài

Tiền nạp tài thường được để trong 2 bao lì xì màu đỏ. Nó được trao cho nhà gái chung với các sính lễ trong lễ hỏi hoặc lễ cưới.

2.9. Đèn Long Phụng

  • Trong lễ cưới của người miền Nam không thể thiếu cặp đèn Long Phụng. Đèn này được nhà trai chuẩn bị sẵn để sử dụng trong lễ rước đèn trong nghi lễ cưới.
  • Lễ rước đèn là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người Nam Bộ.

3. Ngoài sính lễ, nhà trai phải chuẩn bị những gì?

Baby Paradise lưu ý: Để lễ ăn hỏi diễn ra được thuận lợi, suôn sẻ và trọn vẹn, ngoài việc phải chuẩn bị kỹ càng những mâm sính lễ ở trên thì nhà trai cần phải chú ý chuẩn bị chu đáo những điều dưới đây:

  • Trang phục: Sự chuẩn bị tươm tất về trang phục sẽ giúp cho buổi lễ diễn ra được trang trọng cũng như nhận được sự đánh giá cao trong mắt họ hàng gia đình nhà gái. 
  • Chuẩn bị người bưng mâm sính lễ: Nhà trai nên lựa chọn đủ số nam thanh niên trẻ trung và độc thân theo đúng số lượng mâm sính lễ đồng thời trang phục của những người này cũng cần được chuẩn bị sao cho đồng nhất về màu sắc và thiết kế.
  • Phương tiện đi lại: Để đến được nhà gái vào đúng giờ lành, nhà trai cần phải tính toán thời gian đi lại trên đường sao cho phù hợp. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các phương tiện di chuyển sang nhà gái như ô tô, xe máy, thuyền ghe… để tránh những sự cố rủi ro có thể xảy ra.

4. Trình tự các bước trong nghi thức lễ ăn hỏi

4.1. Nhà trai chuẩn bị xuất phát đến nhà gái

Baby Paradise lưu ý:

  • Trước 2 tiếng khởi hành đến nhà gái, nhà trai kiểm tra lại xem lễ vật có đầy đủ và có bị vấn đề hư hỏng hay không. Nếu có, bạn sẽ có đủ thời gian để mua lễ vật sao cho thật chỉnh chu trước khi tặng nhà gái.
  • Kế tiếp, hãy xem xét các tuyến đường thật thuận lợi để chắc rằng sẽ đến nhà gái đúng giờ lành. Lời khuyên từ Baby Paradise là nhà trai nên khởi hành trước 30 phút để không bị tắc đường, kẹt xe và không bị tâm lý vội vàng, lo sợ trễ giờ.

4.2. Chào hỏi và trao lễ vật

Baby Paradise lưu ý:

  • Khi đến giờ lành, đoàn đại diện nhà trai sẽ đứng theo thứ tự từ bậc vai vế cao nhất xuống thấp. Cụ thể hơn: các bậc trưởng bối đại diện họ nhà trai hoặc ông bà, bà mẹ, chú rể, đội bưng quả bê tráp và các thành viên khác trong đoàn rước dâu.
  • Về phía họ nhà gái cũng sẽ sắp xếp đội hình như vậy và các đại diện họ nhà gái sẽ bước ra đón tiếp đoàn rước dâu nhà trai.
  • Sau màn chào hỏi của hai gia đình, đoàn bê tráp nhà trai sẽ tiến hành trao quả sính lễ cưới cho đoàn bê tráp nhà gái mang vào nhà.
  • Kế đến cả hai đội bưng quả sính lễ sẽ trao phong bì lì xì cho nhau để “trả duyên” cho nhau.

4.3. Màn hai họ nói chuyện trong lễ ăn hỏi

Sau khi đã trao bê tráp xong, hai họ sẽ cùng ngồi lại và trò chuyện cùng nhau trong lễ ăn hỏi. Với những gia đình mới gả con lần đầu sẽ không biết quy trình nói chuyện trong lễ ăn hỏi như thế nào. Vậy nên, Baby Paradise sẽ hướng dẫn bạn các bước nói chuyện trong lễ ăn hỏi như sau:

  • Giới thiệu thành phần tham dự lễ ăn hỏi: Sau màn trao tráp sính lễ, nhà gái mời nhà trai vào bàn dùng nước và trò chuyện. Đầu tiên, đại diện họ nhà gái sẽ giới thiệu các thành phần tham dự lễ ăn hỏi. Sau đó, nhà trai cũng sẽ giới thiệu các thành viên về phía họ mình.
  • Đại diện nhà trai phát biểu: Ông đại diện nhà trai sẽ phát biểu về lý do họ nhà trai có mặt hôm nay và giới thiệu về các lễ vật, sính lễ hỏi cưới vợ. Đại diện nhà gái sẽ cảm ơn và nhắn nhủ mẹ cô dâu, chú rể cùng nhau mở tráp dưới sự chứng kiến của đông đảo hai họ.
  • Cô dâu ra mắt: Sau khi nhà gái nhận tráp, gia đình nhà gái sẽ chấp nhận cho chú rể vào phòng đón cô dâu ra hoặc mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu ra ngoài. Tiếp đến, cô dâu sẽ rót trà mời nước gia đình chú rể và chú rể cùng thực hiện như vậy.
  • Đặt lễ vật lên bàn thờ và thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà gái: Mẹ cô dâu sẽ lấy trầu cau,... một số lễ vật trong mâm trái cây và tiền đen đặt lên bàn thờ tổ tiên. Kế đến, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương bàn thờ nhà gái để ra mắt chú rể với dòng tộc, tổ tiên.
  • Bàn bạc lễ cưới: Sau khi tất cả thủ tục xong xuôi, hai nhà thong thả nói chuyện với nhau về ngày giờ làm lễ thành hôn, tiệc cưới,... Trong lúc đó cô dâu và chú rể sẽ mời nước và trò chuyện cũng như chụp hình với các quan khách, người thân, bạn bè đến lễ ăn hỏi. Nhà gái có thể chuẩn bị một ít các loại bánh ngọt như: bánh su kem, bánh pateso, bánh bông lan trứng muối,... để các khách đến dự có món thưởng thức và thích thú hơn trong lễ thành hôn của đôi bạn.

4.4. Nhà gái lại quả cho nhà trai

Baby Paradise lưu ý: Sau khi kết thúc lễ, nhà gái thực hiện lại quả lại cho nhà trai.

  • Nhà gái chia lại đồ trong mâm tráp cho nhà trai phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật). và nhà gái nên dùng tay xé (xé trầu cau) không được dùng kéo cắt sẽ mang ý nghĩa cắt tình duyên không tốt.
  • Sau khi đặt đồ lại quả vào mâm tráp, nhà gái lưu ý lật ngửa nắp lên, không được đậy úp lại. 
  • Kết thúc lễ, nhà gái sẽ mời đoàn nhà trai ăn một bữa cơm gia đình thân mật để thể hiện sự gắn kết cho cả hai nhà. Trong trường nhà, nếu nhà gái không rộng rãi đủ chỗ có thể đặt bàn tổ chức tại nhà hàng để thuận tiện việc tiếp khách hơn.

5. Những câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị sính lễ cưới

  • Sính lễ cưới bao nhiêu tiền?

Chuẩn bị sính lễ cưới đầy đủ theo danh sách sính lễ trong bài viết này khoảng 2.5 triệu đến 4 triệu (Không tính tiền nạp tài).

  • Đối với người Hoa lễ cưới gồm những gì?

Bánh cưới, heo quay, hải vị, một cặp gà, rượu, trà, trái cây, trầu cau và đôi nến long phụng.

  • Sính lễ cưới vợ miền Tây gồm những gì?

Mâm trầu câu, trà rượu, nến, xôi gấc, trái cây và phong bì lễ.

  • Nhà trai cần chuẩn bị gì cho đám cưới?

Các món đồ không thể thiếu trong đám cưới bao gồm: Tiền đen, Vàng, Mâm trầu cau, Mâm trà, rượu và nến đỏ, Mâm bánh, Mâm xôi gà, Mâm trái cây, Mâm heo quay...

6. Lễ nạp tài là gì?

6.1. Giới thiệu

Baby Paradise lưu ý: Lễ nạp tài được coi như một lời cảm ơn của nhà trai đối với nhà gái khi đã sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu và đã tin tưởng chàng rể tương lai có thể đem lại hạnh phúc cho con gái của mình.

  • Trong đám hỏi nhà trai thường đem đến nhà gái nhiều tráp lễ. Các tráp lễ trong truyền thống không thể thiếu như tráp trầu cau, tráp hoa quả, tráp bánh nướng/bánh dẻo,…
  • Ngoài ra, nhà trai cần chuẩn bị một khoản tiền cho cô dâu trước khi về nhà chồng có thể chi tiêu một phần cho đám cưới, mua đồ cá nhân.
  • Thường thì mỗi địa phương sẽ có hình thức và mức độ tài sản cho lễ nạp tài khác nhau và còn tùy thuộc vào kinh tế gia đình đôi bên.
  • Lễ nạp tài là bước đầu thể hiện sự thiện ý và gắn bó giữa cô dâu và chú rể cũng như hai bên thông gia.

6.2. Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu

Baby Paradise lưu ý: Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu là do sự thỏa thuận của hai bên thông gia. Nhưng tuy nhiên cũng có những nguyên tắc truyền thống. Ví dụ

  • Tiền nạp tài ở miền Bắc bắt buộc phải là đầu số lẻ, có thể là 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu hoặc có thể lớn hơn nữa tùy quy mô đám cưới và tài sản hiện có. 
  •  Tiền nạp tài ở miền Nam thì ngược lại, người ta quan niệm là tiền nạp tài nên chọn đầu số chẵn như 4 triệu, 6 triệu…

Thông thường, số tiền này cũng không quá lớn, tuy nhiên cũng là một vấn đề mà hai gia đình nên cân nhắc để tránh xảy ra xung đột đáng tiếc giữa hai bên. Nhà gái cũng cần dựa theo hoàn cảnh bên nhà trai để đưa ra “tiền thách cưới” hợp lý. Quan trọng vẫn là hai con có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, đầy đủ.